Những người “nghe” thấy màu sắc
Theo LC, có khoảng 4% dân số nhân loại có thể nghe thấy màu sắc. Hiện tượng này có tên cảm giác kết hợp (synesthesia). Nhờ kỹ thuật scan cho thấy, có những vùng não đảm nhận việc xử lý hình ảnh và âm thanh được kích hoạt ở nhóm người nói trên. Đến nay, khoa học đã giải mã một phần bí ẩn này, theo đó, một âm thanh hoặc từ ngữ có thể tự động kích hoạt một màu trong mắt của trí não. Synesthesia cũng xuất hiện ở những người có các mối liên kết giữa các vùng cảm nhận trong não tốt hơn mức bình thường.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2018 nhằm tìm câu trả lời vấn đề nằm bên trong ADN và phát hiện thấy khả năng trên mang tính di truyền Có ba nhóm được mời tham gia nghiên cứu, mỗi nhóm bao gồm những người thuộc ba thế hệ. Mỗi cá thể đều có khả năng nghe được âm thanh lẫn màu sắc và có sự chồng chéo các giác quan cảm nhận. Sau khi giải mã ADN của 37 biến thể gen tình nghi liên quan đến synesthesia và phân tích sinh học của từng biến thể gen cho thấy có sự hình thành sợi trục nổi trội hơn. Sợi trục nổi trội chứng tỏ mối liên kết trong não bộ phát triển và tạo ra cảm giác kết hợp mạnh hơn so với nhóm có sự hình thành sợi trục (axonogenesis) mờ nhạt.
Con người cũng có thể thay đổi màu sắc
Năm 2018, các nhà khoa học đã chứng minh, những thuật ngữ như “xanh mặt vì ghen tị” (green with envy) không chỉ là một cách nói ví con mà tùy thuộc vào ngữ cảnh để nói về một vấn đề mang tính khoa học đó là sự thay đổi cảm xúc khiến con người tự “biến màu”. Hiện tượng đổi màu này liên quan tới lưu lượng máu lưu thông. Phần lớn là màu sắc nhạt (tái mặt) mang tính vô thức khiến người xung quang có thể cảm nhận được. Những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng quanh lông mày, má, cằm và mũi. Với sự trợ giúp của một chương trình máy tính và cách con người cảm nhận về màu sắc, lần đầu tiên khoa học đã cho ra đời bảng màu sắc trên khuôn mặt.
Sự ghê tởm thường biến mặt con người sang màu xanh vàng lơ quanh miệng còn trên trán và mũi lại có màu xanh lục pha chút đỏ. Hạnh phúc thường làm cho má và thái dương màu đỏ nhưng ở cằm lại màu xanh lơ. Trạng thái “ngạc nhiên” lại rất gần với trạng thái “hạnh phúc” vì trán xuất hiện màu hồng còn cằm thì có chút mày xang dạng xanh da trời. Nhìn vào khuôn mặt tự nhiên, người ta có thể đánh giá được cảm xúc của con người. Ví dụ, cảm xúc của những người tình nguyện theo bản năng, khuôn mặt của những người tức giận hoặc những người hay e lệ hoặc những người đang trong trạng thái bất ổn thường khác nhau, mặc dù bản người trong cuộc không nói ra điều gì.
Máu xanh độc hại
Thằn lằn bóng chân ngắn ở New Guinea là loài vật rất kỳ lạ. Nhìn bên ngoài, giống như một con thằn lằn bình thường nhưng bên trong cơ thể lại chứa nhiều bí ẩn chết người. Tất cả mọi thứ đều có màu xanh lá cây, kể cả máu, xương, cơ bắp và màng. Thông thường, máu có màu đỏ là do huyết sắc tố, sắc tố mang oxy nhưng máu của loài thằn lằn nói trên lại có một sắc tố lạ, dạng xanh lá cây (biliverdin). Khi các tế bào hồng cầu chết đi, biliverdin được sản xuất và lấn át màu đỏ của hemoglobin, điều này khác hẳn với máu người và các loài khác, tức không có hệ thống để loại bỏ sắc tố. Với nồng độ lớn như vậy nên máu của loài bò sát này rất độc .
Năm 2018, một nghiên cứu đã được thực hiện, các nhà khoa học đã xây dựng một “gia phả hệ” của hơn 50 loại thằn lằn Úc, phát hiện thấy những còn thằn lằn có máu xanh không liên quan. Điều này có nghĩa, sự tiến hóa của máu và mô độc hại không phải là hiện tượng đơn lẻ mà nó đã tiến hóa riêng biệt trong 5 loài. Có một điều gì đó xuất hiện lặp đi lặp lại trong các loài thằn lằn không liên quan đã chứng minh, sự thống trị của loài thằn lằn bóng chân ngắn không phải là ngẫu nhiên. Các nhà khoa học không hiểu và giải thích được nguyên nhân vì sao máu của loài thằn lằn này lại có màu xanh và làm thế nào mà loài bò sát này lại sống khỏe mặc dù hàm lượng biliverdin cao như vậy.
Tại sao vết nước lại có màu tối sẫm?
Mặc dù nước là vật chất không màu, nhưng nó lại làm sẫm màu vật liệu. Có một lý do mang tính khoa học huyền bí và hấp dẫn đằng sau hiện tượng nói trên. Vật liệu trở nên sẫm màu khi bị ướt không liên quan gì đến chất liệu tạo màu vật liệu như vải khi ướt chẳng hạn, nhưng hiện tượng mang tính ảo giác này là do bước sóng ánh sáng tương tác với mắt người gây ra.
Có hai điều xảy ra khi ánh sáng chiếu vào một vật thể. Vật thể sẽ hấp thụ và phản xạ lại một lượng ánh sáng nhất định. Bước sóng phản xạ khỏi vật thể và quay trở lại mắt người tạo ra sự cảm nhận về màu sắc. Ví dụ, một miếng vải màu vàng, hấp thụ mọi thứ trừ bước sóng màu vàng. Màu sắc mà chúng ta nhìn thấy là sắc thái của bước sóng được phản xạ lại. Bề mặt khô và ướt phản xạ ánh sáng không đồng nhất. Khi ẩm ướt, như vết nước hoặc vết mồ hôi, thay đổi góc ánh sáng theo cách có nhiều bước sóng màu vàng phản xạ vào tấm vải hơn là vào mắt của người. Điều này khiến chúng ta có cảm giác chỗ ướt sẫm màu hơn so với chỗ khô xung quanh, bởi nó phản xạ nhiều màu sắc hơn vào mắt con người khi nhìn vào nó.
Người tiền sử từng biết dùng màu đỏ
Màu đỏ có lẽ là gam màu đầu tiên được loài người sử dụng nhiều nhất và sớm nhất. Nó phổ biến từ thời tiền sử nhưng lại không liên quan gì đến sắc thái rực rỡ của bản thân gam màu này. Với lỳ do này khiến màu đỏ trở nên phổ biến và thân thiện với con người, trong đó đất son hay hoàng thổ được sử dụng sớm nhất. Đơn giản, sắc tố tự nhiên này có sẵn và dễ sử dụng, ít phai màu, có độ bám dính tốt. Phát hiện lâu đời nhất về sử dụng gam mày này là một nhóm gồm 70 mảnh đất son tại một hang động nơi người Homo erectus sống cách đây 285.000 năm. Người Neanderthal cũng dùng màu này để vẽ cách đây 250.000 năm trước. Trong số những di vật sớm nhất của người Homo sapien liên quan đến đất son là một vỏ sò chứa hỗn hợp bột màu, mỡ và than có niên đại khoảng 100.000 năm.
Đất son còn có nhiều ứng dụng khác như để trang trí các ngôi mộ, bảo vệ da, xua muỗi, điều trị bệnh ngoài da, và là biểu tượng của nhiều nhiều tôn giáo và sở thích khác nhau. Nó cũng là một thành phần trong keo dán và chế biến thực vật, kể cả ở cho mục đích giải trí, làm đẹp hay trong nghệ thuật của con người thời trung cổ và thời Phục hưng (thế kỷ 15 đến thế kỷ 17).