1. Na Uy
Na Uy được xem là một trong những quốc gia thực hiện tốt nhất quyền bình đẳng giới. Các đảng chính trị ở Na Uy thậm trí đã đưa ra giới hạn về giới tính vào những năm 1970. Na Uy là một trong những nước luôn đạt được điểm số hoàn hảo về dân số và xếp hạng nhất trong báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu” của Diễn đàn kinh tế thế giới. Chính phủ nước này coi bình đẳng giới là một trong những vấn đề trọng tâm phát triển của đất nước.
Là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ được tham gia bầu cử vào năm 1913 và có quyền ứng cử Quốc hội từ năm 1930, Na Uy cũng tự hào có Luật Bình đẳng giới ban hành từ năm 1979 với các điều khoản bảo đảm cho cả phụ nữ và nam giới được bình đẳng trong phát triển. Trong giáo dục, Luật Bình đẳng giới đề ra phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mà không phân biệt tuổi tác.
Chính phủ Na Uy có chính sách gia đình đặt trên nền tảng của sức mạnh công bằng về giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ và nam giới cùng tham gia lực lượng lao động và chia sẻ công việc gia đình. Sau khi sinh con, cả cha và mẹ đều được nghỉ với mức lương 100% trong vòng 42 tuần hoặc được hưởng 80% lương trong 52 tuần. Ưu tiên này được đưa ra nhằm tạo điều kiện để người cha có thể chăm con tốt hơn.
2. Thụy Điển
Từ năm 1970, chính phủ Thụy Điển đã bắt đầu xây dựng xã hội bình đẳng giới. Thụy Điển là quốc gia đề cao quyền của phụ nữ và điều này được thể hiện trong rất nhiều chính sách của quốc gia này: Phụ nữ được miễn phí hoặc nhận phụ cấp cho chăm sóc trước khi sinh, cả bố và mẹ có số ngày nghỉ chăm số con lên đến 480 ngày. Chính sách “Ngày của cha mẹ” hỗ trợ thai sản, khuyến khích người chồng ở nhà chăm sóc con mà không lo bị mất việc. Các trung tâm chăm sóc trẻ em giúp phụ nữ yên tâm làm việc… Chính vì vậy mà đây thường được coi là thiên đường của phụ nữ.
Hiện tỷ lệ trong quốc hội của Thụy Điển là 50-50 trong đó, phụ nữ nắm giữ nhiều vai trò quan trọng. Thụy Điển cũng đã giáo dục về bình đẳng giới từ rất sớm, và là một trong số ít các nước có tỷ lệ phụ nữ học lên các bậc học cao nhiều hơn nam giới với 2/3 các bằng cấp Đại học trở lên đều thuộc về nữ giới.
3. Canada
Đối với Canada, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là điều rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng một tương lai thịnh vượng và an toàn cho Canada cũng như cho toàn thế giới. Chính phủ nước này đặt mục tiêu muốn đảm bảo rằng mọi người dân trong xã hội sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng.
Canada muốn nhấn mạnh về vấn đề bình đẳng giới nhằm tạo ra vị thế công bằng hơn cho phụ nữ và trẻ em gái, qua đó giúp họ có được cơ hội thành công ngang bằng trong xã hội. Trong năm 2018, kế hoạch chi tiêu liên bang có tên là “Bình đẳng Tăng trưởng” nhằm trao quyền cho phụ nữ và đầu tư vào họ như những người thiết yếu trong lực lượng lao động của đất nước.
4. Phần Lan
Đất nước Bắc Âu này là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, theo đánh giá của Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc năm 2018. Năm 1906, Phần Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mà phụ nữ có quyền bầu cử và tham gia ứng cử vào quốc hội. Lực lượng lao động nữ giới và nam giới ở đây khá cân bằng. 86% phụ nữ trong độ tuổi từ 25-64 đều được học hết bậc trung học, cao hơn so tỉ lệ này của đàn ông ở Phần Lan là 81%.
81% phụ nữ hài lòng với cuộc sống của mình và tỉ lệ này cao hơn so với chỉ số trung bình của thế giới là 76%.
Với một nền kinh tế phát triển, GDP bình quân đầu người lên tới hơn 43.000USD/năm, Phần Lan có một hệ thống phúc lợi xã hội thuộc hạng tốt nhất thế giới. Nhằm khuyến khích các gia đình sinh con và cải thiện nền dân số già của mình, Phần Lan đưa ra rất nhiều chính sách để giúp đỡ những cặp vợ chồng. Các cặp đôi khi sinh con ở đất nước này cơ bản không phải lo lắng về các chi phí y tế. Nếu không có biến chứng, các mẹ bầu có thể được thăm khám từ 11 đến 15 lần trước khi sinh hoàn toàn miễn phí và chi phí sinh con cũng không đáng kể.
Trong suốt 8 thâp kỷ qua, các bà mẹ khi sinh con đều được Chính phủ Phần Lan tặng một “chiếc hộp em bé”, trong đó có đầy đủ đồ dùng cần thiết cho em bé như quần áo, đồ vệ sinh... Những đứa trẻ ngay khi sinh ra đã được hưởng trợ cấp 100 euro/tháng, từ con thứ 3 là 141 euro/tháng và từ con thứ 5 trở lên sẽ là 182 euro/tháng. Khoản tiền này được cung cấp cho đến khi đứa trẻ 17 tuổi. Với chế độ phúc lợi xã hội tập trung vào sự phát triển của trẻ nhỏ, liên tục trong nhiều năm qua, Phần Lan được bầu chọn là đất nước lý tưởng nhất cho các bà mẹ.
Bên cạnh đó, đây còn là đất nước nổi tiếng với vô số đãi ngộ cho phụ nữ như thời gian nghỉ thai sản dài cho không chỉ mẹ mà còn cả bố để chăm sóc con. Người Phần Lan tin rằng người cha đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Vì thế, chính phủ nước này cho phép mỗi năm các ông bố được nghỉ tới 9 tuần để chăm sóc con trong khi họ vẫn được hưởng 70% lương.
5. Iceland
Iceland là nơi mà phụ nữ được bảo vệ và có mức độ bình đẳng giới khá cao. Từ đầu năm 2018, Chính phủ Iceland đã bắt đầu thực thi luật mới mang tên “Tiêu chuẩn trả lương ngang nhau” yêu cầu các công ty và cơ quan của chính phủ phải trả lương ngang bằng cho nam giới và nữ giới khi làm cùng công việc.
Theo luật mới, cứ 3 năm 1 lần, các công ty phải cung cấp số liệu về bảng lương cho biết nam và nữ làm công việc như nhau được trả lương ngang nhau. Sau đó, các công ty này phải báo cáo với chính phủ để được chứng nhận, nếu không sẽ bị phạt. Trên thực tế, Iceland đã có luật trả lương ngang nhau từ năm 1961 song luật mới áp dụng những bước đi cụ thể hơn.
Từ năm 2017, phụ nữ chiếm 48% số đại biểu được bầu trong Quốc hội Iceland; số phụ nữ nước này giữ các chức vụ trong chính phủ ngày càng tăng...