Cách nói chuyện khéo léo, xử lý tình huống một cách thông minh là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Làm sao để dẫn dắt vào câu chuyện cho hợp lý, từ chối lời đề nghị thế nào cho khéo léo mà không khiến đối phương phật lòng...
Để tập luyện cho mình cách ứng xử khéo léo, tờ Bright Side đã đưa ra 6 câu hỏi phổ biến vốn dĩ bạn không tránh kẻo trở thành người vô duyên, "mất điểm" trong mắt người khác.
1. “Đó là mẹ cậu à?”
Khi không biết chắc về mối quan hệ của ai đó, đừng bao giờ vội kết luận rồi thay đổi cách xưng hô. Việc đổi cách xưng hô không đúng dễ khiến bạn trở nên vô duyên và thiếu tế nhị khi nhầm chị gái thành mẹ hay nhầm về những người không ưa nhau.
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng câu hỏi dạng nghi vấn như: Cậu có muốn giới thiệu về người đi cùng mình không? Trông cậu và cô ấy có nhiều nét giống nhau, hai người trông như người một nhà vậy...
Khi đặt những câu hỏi này, đối phương sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và giải đáp thắc mắc của bạn một cách thoải mái.
2. “Các cậu đã ở cùng nhau lâu chưa?”
Thông thường, ai cũng thích nói về những mối quan hệ của mình và người kề bên. Trong trường hợp người đối thoại cùng không chia sẻ về tình trạng quan hệ của họ thì bạn không nên đặt ra những câu hỏi như họ đã kết hôn chưa hay ở bên nhau bao lâu rồi.
Họ tay trong tay đi dự tiệc cùng nhau nhưng chưa chắc đã còn là vợ chồng. Những câu hỏi về hôn nhân của bạn, dù là vô tình hay cố ý có thể khiến người khác cảm thấy không thoải mái hay khó chịu.
3. “Khi nào thì có con?”
Tương tự như câu hỏi về tình trạng quan hệ, nếu không muốn trở nên vô duyên, bạn hãy tránh những câu hỏi như: “Cậu có con chưa?”, “Cậu đang có bầu đấy à?”, “Cậu thích sinh con trai hay con gái?”.
Một câu hỏi về kế hoạch có con có thể khiến những cặp đôi không thích có con cảm thấy bị làm phiền. Một bà mẹ có nhiều con sẽ không thích thú gì khi phải liên tục nghe những câu hỏi: “Cả lũ trẻ này đều là con chị à?”. Việc hỏi người khác có bầu hay không có thể khiến những người thừa cân cảm thấy bị mỉa mai, chế giễu.
Nếu người đối diện bạn đi cùng trẻ con, bạn có thể hỏi về sở thích của lũ trẻ hoặc tìm một chủ đề trung tính hơn cho cuộc trò chuyện làm quen.
4. Những câu hỏi về ngoại hình
Bạn không nên hỏi quá kỹ về những bộ phận trên cơ thể người đối diện, ví dụ như: “Sửa chỗ này có đau không?”, “Nó là "hàng" thật à?”, “Cậu làm ở đâu đấy?”. Không nhiều người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với người lạ về những hình xăm, khuyên tai hay kiểu tóc của mình. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự tiện chạm vào người khác hay những thứ trên người họ.
Hỏi về quá trình làm thẩm mỹ của người khác cũng không phải là một hành động lịch sự. Thậm chí dù biết chắc chắn người đó đã đi tắm nắng thì cũng không nên cố hỏi họ địa chỉ ở đâu vì rất có thể họ muốn mọi người nghĩ rằng làn da rám nắng của họ là tự nhiên.
5. “Tại sao cậu lại thích thế?”
Trò chuyện về sở thích là một trong những chủ đề hay để bạn làm quen với những người mới. Tuy nhiên, có những câu hỏi sẽ trở thành tọc mạch, gây khó chịu cho người bị hỏi như: "Tại sao cậu phải nuôi tận 5 con chó" hay "Sao cậu lại có những sở thích đắt đỏ đến vậy?". Người đối diện có thể nghĩ rằng bạn đang đánh giá sở thích của họ là ngớ ngẩn.
6. “Cái đó giá bao nhiêu?”
Nhiều người hãy cố để biết được những người cũng làm trong lĩnh vực với mình kiếm được bao nhiêu mỗi tháng. Hãy nhớ rằng, hầu như mọi người không thích thừa nhận rằng thu nhập của họ không cao và chỉ đơn giản là họ đi làm vì thích công việc đó. Cũng có thể họ không thích công việc đó nhưng chưa tìm được công việc phù hợp. Dù sao thì những câu hỏi về thu nhập vẫn là riêng tư, không nên đề cập tới.
“Cái đó giá bao nhiêu?”
Hỏi về giá cả cũng là một chủ đề không khiến nhiều người thấy thoải mái. Có thể chỉ là bạn thấy người đối diện có một sản phẩm giống hệt bạn có ở nhà và muốn hỏi xem họ đã bỏ ra bao nhiêu tiền để có được nó và so sánh với giá mình mua. Song câu hỏi này dễ khiến người được hỏi nghĩ rằng bạn đang cố đánh giá khả năng tài chính của họ.
Cách đáp lại những câu hỏi vô duyên:
Trong trường hợp bạn không thấy thoải mái khi bị hỏi những câu hỏi tế nhị, đây là những cách để bạn có thể thoát khỏi chúng một cách lịch sự.
- Thay đổi chủ đề trò chuyện
- Đưa ra câu trả lời ngắn gọn
- Từ chối trả lời
Nếu người đối diện vẫn tiếp tục hỏi tới cùng, đừng cau có hay bực dọc mà hãy trả lời đơn giản rằng “Tôi không muốn nói tới chuyện đó. Chúng ta hãy nói chuyện khác đi”.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn