Đau do viêm dạ dày thường có liên quan tới bữa ăn, đau quặn trên nền âm ỉ liên tục, có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói hoặc chướng bụng, ăn khó tiêu.
Các nhóm thuốc như antacids hoặc ức chế bơm proton hoặc ức chế H2 là những nhóm thuốc có tác dụng giảm acid dạ dày và giảm đau do viêm dạ dày khá hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân có loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori, cần sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ tránh tình trạng đề kháng thuốc.
Nếu cơn đau quá dữ dội khó kiểm soát, sử dụng các nhóm thuốc giảm đau mạnh hơn là điều cần cân nhắc. Nhóm thuốc giảm đau có thể được sử dụng acetaminophen (Tylenol), đây là thuốc ít ảnh hưởng lên dạ dày.
Khi nằm ngửa hoặc nghiêng phải, dịch trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây nóng rát và làm nặng hơn tình trạng viêm.
Tốt nhất để giảm đau do viêm dạ dày hoặc do trào ngược dạ dày thực quản không nên nằm ngay sau khi ăn, nên ăn tối trước khi đi ngủ từ 2 đến 3 giờ. Nên nâng cao đầu khoảng 30 độ đối với tư thế nằm ngửa, hoặc nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm đau do viêm dạ dày và trào ngược thực quản.
Gừng là một bài thuốc nam có tác dụng hỗ trợ giảm đau do viêm dạ dày và chứng khó tiêu.
Trong gừng có chứa gingerols và shogaols các tác dụng tăng co bóp dạ dày giúp đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày nhanh hơn. Ngoài ra các chất hóa học trong gừng còn giúp giảm buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Có thể bổ sung gừng trong bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng gừng dưới dạng trà gừng.
Khói thuốc lá kích thích vùng hầu họng, tăng các triệu chứng đau do viêm dạ dày. Rượu như một chất độc đối với cơ thể. Rượu gây cảm giác khó tiêu, tổn thương niêm mạc dạ dày và tổn thương gan.
Để giảm đau do viêm dạ dày cần ngưng sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.
Có một vài loại thức ăn khó tiêu hóa, sẽ gây ứ đọng trong dạ dày và gây đau. Một số loại thức ăn cần tránh để giảm đau do viêm dạ dày:
- Thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ
- Chứa nhiều chất béo và kem
- Quá mặn hoặc nhiều gia vị.
Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy khi phối hợp nước cốt chanh, nước lọc và soda có tác dụng giảm đau dạ dày khá hiệu quả.
Hỗn hợp này sản sinh ra carbonic acid, giúp giảm chướng hơi và tình trạng khó tiêu. Tính acid và các chất có trong quả chanh thuận lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu chất béo, rượu, và giảm lượng acid có trong dạ dày.
Nhiệt độ nóng giúp dãn cơ và dễ tiêu hơn, vì vậy tắm nước nóng giảm đau do viêm dạ dày khá tốt. Bên cạnh đó, việc sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán đặt ở vùng thượng vị trong vòng khoảng 20 phút cũng giúp giảm đau do viêm dạ dày.
Trong quế có chứng rất nhiều chất chống oxy hóa hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau do kích thích hoặc tổn thương đường tiêu hóa.
Trong quế có chứa các hợp chất với tính oxy hóa cao: eugenol, cinnamaldehyde, linalool, camphor.
Một vài chất hóa học khác có trong quế giúp giảm chướng hơi, triệu chứng ợ. Ngoài ra quế còn có tác dụng trung hòa axid dạ dày giúp giảm nóng rát, khó tiêu cũng như giúp giảm đau do viêm dạ dày.
Vì đau do viêm dạ dày thường liên quan đến bữa ăn. Do đó để giảm đau do viêm dạ dày bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ còn cần có chế độ ăn hợp lý, không bỏ bữa, chia nhiều bữa ăn trong ngày và tránh các thực phẩm gây đau dạ dày, tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, dễ tiêu hóa và có thể giúp giảm đau do viêm dạ dày.
Tuy nhiên khi bị đau do viêm dạ dày, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để có tư vấn tốt nhất, phù hợp với tình trạng của bạn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn