9 cách làm bé khoái chí

13:09 | 28/12/2015;
Có những cách rất đơn giản người mẹ có thể làm để giúp bé yêu của mình cảm thấy hạnh phúc.

1. Theo Tiến sĩ Jill Stamm, tác giả của “Bright From the Start” (Thông minh từ thuở ban đầu): Trong mỗi giấc ngủ, kể cả ngủ trưa, hãy ôm bé vào lòng, âu yếm ru bé bằng những câu hát ngọt ngào như lời bài hát "Con là ánh nắng của mẹ”. Cứ đều đặn hàng trăm lần là đã đưa bé vào giấc ngủ ngon. Chỉ đơn giản vậy thôi, cũng làm trẻ con hạnh phúc rồi.

2. Ngậm ti là phản xạ có điều kiện, là bản năng sống của bé, bởi đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé. Nhưng ngay cả khi bụng no căng tròn, bé vẫn có thể đòi ngậm. Nếu không được như ý, bé sẽ quấy khóc, trừ khi bạn cho bé ngậm ti giả hoặc mút ngón tay. Cảm giác bình yên của bé sẽ trở lại.

3. Bé rất thích được nhìn mẹ, như thể bà mẹ nào cũng muốn được ngắm nhìn đứa con yêu không chớp mắt vậy. Hãy chơi trò ú oà với bé, bạn nhắm mắt lại rồi mở to ra nhìn bé, bé sẽ cảm nhận được sự thú vị và cười thích thú. Nghiêng mình thật nhẹ nhàng, sát lại gần và hôn nhẹ lên mũi bé. Dù làm gì bạn hãy luôn luôn cười với bé, trái tim bé bỏng của bé sẽ cảm thấy thú vị ngay cả khi bé đang bị đau.

4. “Nằm thả lỏng và duỗi thẳng chân tay là cảm giác thoải mái vô cùng như thể đang tận hưởng khoảnh khắc tươi đẹp không chỉ người lớn mới cảm nhận được. Hãy thử vuốt ve mát-xa khắp người bé”, Nicole Netelkos, chuyên gia và là chủ sở hữu của Om Baby Yoga hướng dẫn. Các mẹ thử theo cách này nhé: Lót một tấm chăn bông mỏng dưới lưng bé, nhẹ nhàng dang rộng chân trái và tay phải bé. Động tác tiếp theo, gập nhẹ đầu gối phải của bé đẩy lên phía trước ngực bé và nhẹ nhàng chuyển dịch sang phía trái. Tương tự lặp lại các độ ng tác này với tay trái và chân phải của bé.

5. Ghé tai sát bụng bé nghe không có tiếng sôi ục lạ tức là bộ phận tiêu hoá của bé đang bình thường. Nên nếu em bé của bạn khóc thét lên như bị đau, đặc biệt là sau bữa ăn thì có thể bé đau bụng hoặc có bất thường vì hệ thống tiêu hóa của bé đang dần phát triển hoàn thiện. Để giảm cơn đau và giúp bé cảm thấy thoải mái: Đặt bé úp mặt vào đùi của bạn, như vậy sẽ có áp lực đè lên bụng của bé và vỗ nhẹ vào lưng của bé. Hoặc đặt bé nằm ngửa và đạp chân bé trong không khí.

6. Kể cả bạn có thay ngay cái bỉm sũng ướt thì vẫn có thể bé sẽ bị hăm một số chỗ. Nhưng bạn có thể lấy lại những nụ cười của bé một cách nhanh chóng bằng cách bôi một lượng thuốc mỡ oxit kẽm lên vùng da mà bé thấy ngứa, nó sẽ ngăn chặn nổi ban hay loét da. Bé nào cũng thích cảm giác ấm êm và khô ráo.

7. Khoảng từ 3 đến 4 tháng, hầu hết các bé đã có thể với được đồ vật, có phản xạ đá ra ngoài khi bị ai nắm bàn chân. Một cách đơn giản không tưởng khiến bé cười khúc khích đó là: Giơ một đồ vật có màu sắc sặc sỡ, mềm mại ra trước mắt bé, cho bé với vừa tới, chạm nhẹ rồi rút lại.

8. Cứ mạnh dạn thử cho bé tập bước đi cho dù có khi sẽ bị vấp ngã. Hãy xốc nách và nhấc bé lên xoay nhẹ một vòng rồi lại đặt bé xuống, hoặc đeo một vật gì đó hơi nặng lên đôi chân và cổ vũ bé tập bước tiếp. Đây cũng là trò chơi rất thoải mái khiến cho con bạn cảm thấy thích thú.

9. Ngay cả bàn chân của bé không bị xước hay đau, nhưng chắc chắn bé sẽ cảm thấy rất thích thú và thoải mái khi được mẹ xoa và nắn chân. Với những động tác mát-xa nhanh, nhẹ nhàng, vuốt nhẹ từng ngón chân nhỏ xíu, sau đó dùng lòng bàn tay của bạn xoa tròn trên gót chân của bé. Nhấn ngón tay cái của bạn vào giữa lòng bàn chân bé, sau đó kết thúc bằng việc đặt nụ hôn lên từng ngón chân.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn