Bác sỹ nói về 'chuyện ấy' trong thai kỳ

11:01 | 26/11/2015;
Tiến sĩ y học, bác sĩ phụ khoa nổi tiếng châu Âu Krzysztof Dynowski cho rằng trong thời gian người vợ mang thai, quan hệ vợ chồng chỉ nên nhằm mục đích gần gũi, tình cảm là chính.
Tôi có thai đã 2 tuần và giờ không có hứng “yêu” nữa, bởi suốt ngày mắt muốn nhắm nghiền và buồn nôn. Tôi còn phải khổ sở với tình trạng này bao lâu?
Tình trạng khó chịu như vậy sẽ trôi qua sau vài tuần. Hiện giờ, cơ thể bạn đang tập trung vào nỗ lực tạo ra những điều kiện tốt cho “mặt trời tí hon”. Số lượng lớn progesteron (hormone sinh lý) trong máu tác động đến nhu động ruột. Vì thế, bạn bị đầy bụng, buồn nôn và dị ứng với một số mùi vị.
154031_500.jpg

 Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nên việc 'yêu' cũng cần điều chỉnh phù hợp

Ông có thường cấm chỉ định sinh hoạt vợ chồng đối với phụ nữ mang thai?
Bác sĩ không cấm đoán “chuyện ấy”, nếu thai kỳ tiến triển bình thường. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị đe dọa sự cố bất thường hoặc mắc bệnh nào đó như dọa sảy thai hoặc đẻ non cũng như đang lúc chảy máu đường sinh sản, viêm âm đạo, đa thai và suy cổ tử cung, thì bác sĩ có thể chỉ định “cấm”. Song, vợ chồng vẫn có thể thực hiện những hành vi mơn trớn, âu yếm nhẹ nhàng.
Cặp “nhũ hoa” của thai phụ trở nên quá mẫn cảm. Hiện tượng này có kéo dài đến lúc sinh con?
Không. Cặp “nhũ hoa” thường mẫn cảm nhất trong những tháng đầu thai kỳ. Đó là do nồng độ cao bất thường của hormone sinh dục trong máu. Chúng tác động làm phình to bầu vú và giãn nở núm vú. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ trôi qua trong những tháng tiếp theo.
Chúng tôi vẫn mê “yêu” theo tư thế “kinh điển” (vợ ở dưới). Liệu có phải thay đổi vào cuối thai kỳ?
Từ tháng thứ 6, tư thế “kinh điển” không được chỉ định, bởi tử cung chèn ép tĩnh mạch bụng. Để tránh rắc rối, chỉ cần cải tiến chút xíu, theo kiểu “úp thìa”. Nếu nói về “sinh hoạt” vợ chồng trong những tháng cuối thai kỳ, có khá nhiều phương án. Chỉ phụ thuộc vào sự động não và sáng tạo của 2 người.
Bác sĩ có thể có thể cho biết những tư thế “sinh hoạt” an toàn nhất đối với thai nhi trong bụng mẹ?
Đó là tất cả những tư thế mà thai phụ có thể điều chỉnh độ sâu thâm nhập, cường độ thao tác của “nửa kia” và không quá mệt mỏi đối với bản thân. Mục đích bây giờ là sự gần gũi và tình cảm, không phải “cuộc đua nhào lộn”. Chỉ có chi tiết cần nhớ: Hiện tượng đau nhói trong lúc “yêu” thường là tín hiệu thông báo đã xảy ra sự cố nào đó. Nếu vậy bạn cần hỏi bác sĩ sản khoa, nhất là khi tình trạng bất thường ấy lặp lại hoặc không thuyên giảm.
Cực khoái vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể đẩy nhanh thời gian sinh nở?
Hiển nhiên có đẩy nhanh! Nhiều bác sĩ phụ khoa chỉ định vợ chồng thực hành sex vào những ngày cuối. Những hợp chất sẵn có trong tinh dịch của mày râu phát huy tác dụng giãn nở cổ tử cung, còn bản thân cực khoái của vợ có thể kích hoạt tử cung co thắt phát triển thành co thắt “vỡ đê”.
 
1317520520-cobau1.jpg

 Trong thời gian bầu bí mục đích của hai vợ chồng là gần gũi, tình cảm

Vợ chồng làm “chuyện ấy” có vô tình gây chấn thương cho em bé trong bụng mẹ?
Nếu thai kỳ không bị đe dọa, sẽ không có gì xấu xảy ra với thai nhi trong thời gian bố mẹ “hành sự”. Tự nhiên, thai nhi được bảo vệ an toàn bởi nước ối và tử cung (cổ tử cung có tiết diện hẹp đến mức “cậu nhỏ” của mày râu không thể chui vào và tiếp cận được).
Tôi vẫn tưởng sẽ mất hứng “gần gũi” khi đã có bầu. Thực tế thì ngược lại. Điều ấy có bình thường?
Hoàn toàn bình thường! Có chuyện như vậy là bởi “cơn lũ” hormone. Trước đây và sau này, không bao giờ cơ thể đã hoặc sẽ có nồng độ hormone cao như vậy. Thêm nữa, vùng cơ mềm đáy xương chậu được cung cấp máu dồi dào khác thường (bạn sẽ thấy thú vị hơn nhiều với mọi động chạm), lượng dịch bôi trơn bên trong nơi “thầm kín” cũng thừa thãi. Nói ngắn gọn: Thật đáng yêu!

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn