Khi bước sang phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3, sức khỏe của bạn có thể bị suy giảm đáng kể. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong công việc, cuộc sống hoặc khi làm những việc nhẹ nhàng. Nếu được điều trị đúng cách và có lối sống phù hợp, bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Nếu bạn đang mắc bệnh phổi mãn tính giai đoạn 3 (COPD giai đoạn 3), cơ thể bạn sẽ có một số triệu chứng sau đây:
- Khó thở, thở gấp hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng khó thở cũng như cách cải thiện triệu chứng khó thở khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính TẠI ĐÂY.
- Người dễ mệt mỏi hơn.
- Thường xuyên ho và có dịch nhầy, nhiều đờm.
- Cơ thể dễ bị nhiễm lạnh
- Mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân bị sưng.
- Tức ngực.
- Thở khò khè, gặp các vấn đề về đường hô hấp dù làm những công việc nhẹ nhàng.
Nếu cơ thể bạn gặp những triệu chứng dưới đây khi cần đến cơ sở bệnh viện gần nhất để được can thiệp y tế kịp thời:
- Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.
- Người bệnh khó thở ngay cả khi đang nói chuyện.
- Môi hoặc móng tay chuyển màu xanh lam hoặc màu xám.
- Người lơ mơ, không được tỉnh táo, có thể bị hôn mê.
Các bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm đo chỉ số chức năng phổi (FEV1). Xét nghiệm này được dùng để đánh giá tình trạng phổi trong cả 4 giai đoạn. Nếu như FEV1 từ 30% đến 49% tức là bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3.
Ngoài ra, một số xét nghiệm khác bác sĩ có thể sử dụng để khẳng định kết quả như: kiểm tra nồng độ oxy trong máu,...
Ở giai đoạn thứ 3, bệnh COPD đã nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đầu tiên, đó là tình trạng giảm cân. Cơ thể bạn mệt mỏi, khó thở, chán ăn, không hấp thụ được thức ăn và các chất dinh dưỡng khiến cơ thể sụt cân nghiêm trọng.
Nhiều trường hợp cũng sẽ bị mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm do sức đề kháng của cơ thể kém đi, dễ bị virus xâm nhập.
Sức khỏe suy yếu, chán ăn khiến tổng thể chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nếu không có hướng điều trị phù hợp có thể gây nên bệnh suy tim, loãng xương hoặc thiếu máu.
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc giãn phế quản, giúp bạn thở dễ hơn. Ngoài ra bạn cũng nên cải thiện sức khỏe bằng cách tập thể dục, thay đổi thói quen sinh hoạt,... Nếu cần thiết có thể dùng thuốc steroid và kháng sinh để kiểm soát cơn bùng phát.
Nếu việc thở quá khó khăn, bạn có thể dùng liệu pháp oxy qua việc hít thở bằng mặt nạ hoặc các ống nhỏ đặt bên trong mũi.
> Tác dụng phụ của thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính cần chú ý" data-rel="follow" style="background-color: rgb(255, 255, 255);">>> Tác dụng phụ của thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính cần chú ý
- Luôn sẵn sàng cho những trường hợp xấu nhất: Bạn cần chuẩn bị đủ thuốc cũng như tâm lý nếu như bệnh trở nặng hơn. Cần gọi cho bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị phù hợp nhất.
- Chế độ ăn uống: Bạn cần tránh sử dụng đường, thực phẩm giàu protein, chất béo. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc,... Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và những thức ăn dễ nhai.
Cụ thể:
Tránh đường và ăn các loại thực phẩm giàu protein và chất béo.
Chọn thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt .
Ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn.
Ăn những thức ăn dễ nhai hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ.
Nên uống nước nhẹ sau khi ăn xong.
Hãy nghỉ ngơi trước khi ăn.
- Hoạt động nhẹ nhàng: Nên tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Hãy hoạt động nếu bạn thấy ổn, không nên quá ép bản thân. Nếu có những triệu chứng như đau ngực, sốt, viêm họng, đau chân, dạ dày khó chịu,... thì nên dừng lại việc tập và nên gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Giữ an toàn với liệu pháp oxy bằng cách: Cẩn thận khi ở gần các nguồn nhiệt, bếp hoặc lò sưởi; tránh xa những nơi có lửa,...
- Dừng lại ngay việc hút thuốc cũng như tránh xa những nơi có khói thuốc.
- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh bị nhiễm khói bụi,...
Trên đây là những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3. Đây là giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn 4, gây nguy cơ tử vong cao.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn