Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh sởi có đặc trưng là tình trạng phát ban dạng sần xuất hiện trên cơ thể. Điều nguy hiểm là sởi rất dễ lan rộng và bùng phát thành dịch bởi các triệu chứng khi mới khởi phát bệnh dễ nhầm lẫn và có thời gian lây nhiễm bệnh kéo dài từ giai đoạn ủ bệnh cho đến sau khi phát ban hoàn toàn.
Sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Để ngăn chặn cũng như giảm thiểu mức độ rủi ro khi mắc sởi, chúng ta cần phải biết đối tượng có nguy cơ mắc sởi.
Theo các báo cáo, trẻ em dưới 1 tuổi hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng chống bệnh sởi là đối tượng dễ mắc sởi nhất. Sau đó là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như đang mắc các bệnh lý nền khác, phụ nữ có thai, những người thiếu vitamin A, những người vừa đi từ vùng dịch,... có nguy cơ mắc bệnh sởi cao.
Đối tượng có khả năng mắc bệnh sởi cao nhất là trẻ em,đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi, chưa tiêm phòng sởi hay chưa tiêm đủ số mũi phòng ngừa bệnh sởi. Sở dĩ trẻ em là đối tượng dễ mắc sởi là bởi trẻ là những người có sức đề kháng kém.
Nguy hiểm hơn, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, sởi sẽ có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa,.... thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị . Phương pháp điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp với việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ.
Vì thế, để phòng tránh sởi, cũng như giảm thiểu các nguy cơ bị biến chứng nặng nề do sởi gây ra, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi kịp thời và đủ liều. Một số bậc cha mẹ chọn không tiêm vaccine cho con vì sợ những tác dụng phụ của vaccine đối với trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết hầu hết người tiêm vaccine sởi sẽ không gặp phải tác dụng phụ.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi đối tượng có nguy cơ mắc sởi chính là trẻ em. Những trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc sởi cao. Ngoài ra, những trẻ em không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất dễ bị nhiễm sởi.
Các nghiên cứu cho thấy vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức phận trong cơ thể. Trẻ bị thiếu vitamin A sẽ làm giảm sức đề kháng cơ thể đối với bệnh tật. Từ đó, trẻ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa và đặc biệt là bệnh sởi.
=>> Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh sởi ở trẻ em thông qua bài viết: Bệnh sởi ở trẻ em, diễn biến nhanh và nguy hiểm như thế nào?
Ngoài trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi thì đối tượng có nguy cơ mắc sởi cao còn gồm những người có hệ miễn dịch yếu.
Hệ miễn dịch yếu hay hội chứng suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau với những cơ chế khác nhau. Nhưng đặc trưng chung là những người có hệ miễn dịch yếu như đang mắc bệnh, phụ nữ có thai, người cao tuổi,... đều bị giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân vi trùng từ bên ngoài.
Từ đó, những đối tượng này rất dễ nhiễm trùng với mức độ nặng nề hơn người bình thường hay thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch yếu là người có nguy cơ cao mắc sởi cũng như các căn bệnh truyền nhiễm khác.
Như đã nói, bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Căn bệnh này hay lây lan đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng. Theo đó, siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân có thể lây qua các con đường sau:
- Lây qua đường hô hấp.
- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện...
Vì thế, những người đi từ vùng dịch sởi về, hay đã từng tiếp xúc với bệnh nhân sởi có nguy cơ cao mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn