Bệnh teo não ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

15:10 | 11/11/2021;
Bệnh teo não ở người già là tình trạng thoái hoá não tự nhiên do tuổi tác. Đây là triệu chứng nguy hiểm có thể gây mất trí nhớ, rối loạn chức năng ngôn ngữ hoặc rối loạn nhận thức và  trầm cảm ở người cao tuổi.

Bệnh teo não ở người già là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và có những dấu hiệu nào? Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Dưới đây là những điều cần biết về bệnh teo não ở người cao tuổi để biết cách phòng tránh và điều trị sớm.

1. Bệnh teo não ở người già là gì?

Bệnh teo não ở người già là bệnh lý nghiêm trọng xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Bệnh liên quan đến hội chứng mất dần tế bào não. Hoặc mất dần mối liên kết giữa các tế bào thần kinh. Teo não ở người cao tuổi khiến kích thước não trong hộp sọ nhỏ đi. Mô não thưa hơn và các rãnh não giãn rộng ra.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lão hoá tự nhiên hoặc chấn thương bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bệnh khiến cho quá trình xử lý và truyền đạt thông tin bị gián đoạn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Người bị teo não thường gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, đi lại, nói chuyện, nhận thức,...dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh teo não ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị - Ảnh 1.

Teo não ở người cao tuổi khiến kích thước não nhỏ đi gây suy giảm trí nhớ, gặp khó khăn trong việc ăn uống, đi lại - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Gánh nặng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ đẩy lùi các bệnh mạn tính ở người cao tuổi

2. Một số nguyên nhân gây teo não

Các chuyên gia cho biết, không có một nguyên nhân rõ ràng não dẫn đến teo não ở người cao tuổi. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải bệnh lý này. Tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh là người có tuổi từ 60 trở lên.

Nguyên nhân gây teo não có thể là do di truyền, hoặc do các bệnh lý như: Hẹp động mạch cảnh, mạch máu dị dạng, xơ vữa động mạch,...Ngoài ra, teo não ở người già cũng một phần là do sự lão hoá. Nó cũng có thể là biến chứng từ các loại bệnh ở người cao tuổi như Alzheimer, Parkinson,...

Hiện nay thoái hoá não chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Chính vì thế, việc chủ động phòng ngừa là một trong những cách giúp người cao tuổi tránh xa căn bệnh này. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh giúp bạn phát hiện sớm để có phương pháp xử lý nhanh chóng nhất.

3. Dấu hiệu teo não thường gặp

Mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn động tác,...là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh teo não.

- Mất trí nhớ là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh. Dấu hiệu này nghiêm trọng dần theo thời gian. Từ việc hay quên những sự vật vừa mới xảy ra đến quên ngày tháng, tên vợ con. Nghiêm trọng hơn là quên cách tự chăm sóc cho bản thân từ các hoạt động cơ bản như rửa mặt, mặc quần áo, tắm gội,...

- Rối loạn ngôn ngữ, gặp khó khăn khi giao tiếp. Từ không tìm được từ ngữ để diễn đạt dẫn đến không thể nói trôi chảy và mất dần khả năng ngôn ngữ.

- Rối loại phối hợp động tác do yếu cơ, tay chân run, hay bị chuột rút. Nghiêm trọng hơn là không thể tự thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân như tắm rửa, thay quần áo,...

- Trầm cảm, lo âu, mất dần khả năng định hướng thời gian, không gian. Dần dần không thể tự thực hiện được những phép tính đơn giản.

- Trầm cảm không ổn định, rối loạn tâm thần như hoang tưởng bị hại, xuất hiện ảo giác, lo lắng bất an,...

Bệnh teo não ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị - Ảnh 2.

Mất trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên của bệnh teo não ở người cao tuổi - Ảnh: Internet

4. Biến chứng của bệnh teo não

Teo não ở người già có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Mất khả năng tự chăm sóc bản thân dẫn đến mắc các loại bệnh như: Viêm phổi đường hít do không nuốt được thức ăn, đồ uống khiến chúng tràn vào phổi.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu do người bệnh không thể tự chủ trong việc tiểu tiện, đại tiện. Đối với trường hợp người bệnh liệt toàn thân, các điểm tỳ, đặc biệt là vùng lưng, xương và hai bên hông sẽ dễ bị lở loét.

- Tăng nguy cơ gãy xương hoặc các chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu như xuất huyết nội sọ nếu không may bị vấp ngã do mất định hướng.

5. Chăm sóc và chữa trị

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có cách chữa bệnh teo não ở người già nào mang lại hiệu quả. Nói cách khác, đây là bệnh lý không thể chữa trị. Do đó, chúng tá chỉ có thể làm giảm tốc độ phát triển của bệnh bằng chế độ chăm sóc đặc biệt.

Người bị bệnh teo não cần được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo. Đối với trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hoặc mất khả năng vận động nhưng đầu óc vẫn còn minh mẫn cần: Đảm bảo lưu thông hô hấp bằng cách đỡ người bệnh ngồi dậy, vỗ lưng và hút sạch đờm dãi nếu có.

Phòng chống viêm đường tiết niệu bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cho người bệnh uống đủ nước và đảm bảo vô trùng nếu sử dụng các thiết bị thông tiểu.

Phòng chống lở loét điểm tuỳ ở vùng kheo, lưng xương xùng, 2 bên hông,...bằng cách xoa bóp hàng ngày. Sử dụng bột tan vào những khu vực có nguy cơ bị loét.

Ngoài ra cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bằng cách tiêm truyền, sử dụng thức ăn dễ tiêu, bổ sung thêm vitamin và Omega3 cho người bệnh.

Đối với trường hợp người bệnh bị mất khả năng ghi nhớ, cần tăng cường nói chuyện với họ. Đồng thời, cho người bệnh xem hình ảnh gia đình. Đưa người bệnh đến những nơi có nhiều kỷ niệm.

Bên cạnh đó, hãy đưa người bệnh đi dạo trong công viên, khuyến khích tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ sinh hoạt khoẻ mạnh. Đây là những liệu pháp giúp xoa dịu thần kinh, giảm stress hiệu quả cho người bệnh.

Bệnh teo não ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị - Ảnh 3.

Chăm sóc người già bị teo não đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ và kiên nhẫn - Ảnh: Internet

6. Phòng ngừa bệnh teo não

Để phòng ngừa bệnh teo não, người cao tuổi cần lưu ý một số điều dưới đây:

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan dẫn đến teo não như tiểu đường, béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid máu, cao huyết áp,...

- Áp dụng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, hạn chế hút thuốc lá, đồ uống có cồn, cafein,...

- Rèn luyện trí não bằng cách học thêm ngoại ngữ, nghiên cứu về lịch sử, chăm sóc cây kiểng, thú cưng,...để làm chậm quá trình thoái hoá não.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao như chạy bộ nhẹ nhàng, leo cầu thang, đạp xe, dưỡng sinh,...để máu và các dưỡng chất lưu thông tốt hơn cho mô não khoẻ mạnh.

- Luôn vui vẻ, yêu đời, kiểm soát stress, căng thẳng để trí não luôn sáng suốt, khoẻ mạnh.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách bổ sung thêm:

Folate và vitamin B12, các hoạt chất có tác dụng làm giảm nguy cơ  Alzheimer và bệnh tim mạch.

Vitamin C, E, các chất oxy hoá giúp chống lại sự giải phóng gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào não.

Axit Folic, có tác dụng giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não để tăng cường trí nhớ.

PS (Phosphatidyl serine), một thành phần cấu tạo màng trong của tế bào neuron thần kinh, có tác dụng trong việc làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng để ăn ngon ngủ tốt hơn.

7. Người bị teo não nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc hỗi trợ chữa trị bệnh teo não. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị teo não. Cũng như các loại thực phẩm cần ăn kiêng để đảm bảo sức khoẻ.

7.1. Bị teo não nên ăn gì?

Trứng, sữa bò, cá béo, rau xanh, hoa quả tươi,...là một số loại thực phẩm người bị teo não cần bổ sung và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

- Trứng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hàm lượng vitamin B12 dồi dào trong trứng có tác dụng hạn chế các triệu chứng rối loạn thần kinh, suy yếu cơ hiệu quả.

Ngoài ra, trứng còn chứa hàm lượng lecithin phong phú. Hoạt chất này có tác dụng tạo thành acetylchonine – một loại chất kết nối thần kinh giúp cải thiện trí lực ở người cao tuổi.

Người bị teo não nên ăn từ 1 - 2 quả trứng mỗi ngày để tăng cường trí nhớ và các chức của cơ, xương, khớp.

- Sữa bò là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Uống sữa giúp chắc xương, tốt cho hệ tim mạch. Đồng thời, có tác dụng ngăn ngừa ung thư buồng trứng ở nữ giới.

Đặc biệt, uống sữa và ăn các loại chế phẩm từ sữa còn giúp cung cấp lượng vitamin B12 dồi dào cho cơ thể.

Đây là loại Vitamin có tác dụng thúc đẩy sự tái tạo hồng cầu, để máu lên não tốt hơn. Bệnh nhân teo não uống 250ml sữa mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

- Các chuyên gia cho biết, không có một loại trái cây nào có tác dụng cải thiện trí nhớ tốt hơn táo. Hàm lượng chất chống oxy hoá quercetin trong táo giúp tăng cường trí nhớ ở người bệnh.

Đặc biệt, táo có chứa hàm lượng cao chất anthocyanin có tác dụng dẫn truyền thần kinh. Từ đó giúp cải thiện quá trình kết nối thông tin giữa các tế bào não hiệu quả.

7.2. Bị teo não không nên ăn gì?

Mì chính, gan, bắp rang bơ, dưa chua, rượu bia, hạt hướng dương, trứng vịt bắc thảo là các loại thực phẩm người bị teo não không nên ăn. Bởi chúng sẽ khiến tính trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Mì chính khiến cơ thể khó tích tụ canxi và Magie dẫn đến tình trạng nhanh quên và hay buồn nôn ở người bệnh. Đây là loại gia vị gây ảnh hưởng xấu đến người bị teo não. Do đó, bạn cần loại bỏ loại gia vị này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh.

- Gan động vật chứa hàm lượng lớn cholesterol và nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Ăn gan động vật khiến người bị teo não nhanh quên, đồng thời làm giảm khả năng phản ứng của não bộ.

- Bắp rang bơ là món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên nó là thực phẩm người bị teo não cần ăn kiêng. Bởi ăn nhiều bắp rang bơ sẽ khiến cơ thể người bệnh bị nhiễm chì và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá.

- Ăn nhiều dưa muối khiến hàm lượng natri trong cơ thể tăng cao. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất trí nhớ và làm tăng nguy cơ ung thư ở người bệnh.

- Hạt hướng dương cũng là loại thực phẩm người bệnh cần tránh. Bởi trong thành phần của hạt hướng dương chứa chất làm rối loạn chuyển hoá. Điều này khiến chất béo tích tụ trong gan hình thành gan nhiễm mỡ. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển của bệnh teo não.

- Rượu, bia, đồ uống có cồn gây kích thích hoạt động của GABA - Một loại chất ức chế thần kinh. Điều này khiến cho việc truyền thông giữa các tế bào chậm hơn so với bình thường. Uống nhiều bia rượu có thể dẫn đến mất trí nhớ vĩnh viễn ở người bệnh.

- Trứng vịt bắc thảo chứa hàm lượng lớn chì, nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu và mất ngủ. Việc mất ngủ thường xuyên khiến trí nhớ bị suy giảm, tăng nguy cơ teo não khi về già.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh teo não ở người già. Để chăm sóc người bệnh tốt hơn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn