Bí kíp trả lời tinh tế và đúng trọng tâm khi phỏng vấn xin việc

07:46 | 29/08/2020;
Cùng lưu lại những bí kíp trả lời tinh tế và đúng trọng tâm dưới đây để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng về bạn nhé!

1. Bạn nghĩ mình sẽ làm được gì trong 2 tháng đầu thử việc?

Nhà tuyển dụng sẽ rất muốn biết một ứng viên tiềm năng sẽ có thể làm gì trong 2 tháng đầu thử việc để tạo tiền đề ký hợp đồng chính thức. Tuy nhiên câu hỏi trên thật không công bằng với ứng viên. Bởi lẽ chúng ta là người ngoài, chưa tìm hiểu sâu về công ty, thật khó để biết được sự phức tạp của các nhiệm vụ hàng ngày cùng loạt vấn đề phát sinh.

1001 cách ứng đáp thâm sâu giúp chị em chinh phục những nhà tuyển dụng oái oăm nhất (P2) - Ảnh 1.

Vì vậy, cách trả lời khôn ngoan nhất là đừng đi vào tiểu tiết, rất có thể bị bắt bẻ. Hãy nói chung chung, chẳng hạn "2 tháng đầu thử việc thì tôi sẽ cố gắng làm quen, bắt nhịp nhanh với công việc và đồng nghiệp. Tôi rất muốn biết những mục tiêu ngắn hạn trước để sử dụng kinh nghiệm của mình xử lý vấn đề. Tôi cũng hi vọng công ty có thể chỉ bảo từng bước một trong quá trình đào tạo, hướng dẫn để tôi có thể thành thạo hơn."

2. Bạn nghĩ điều gì của công việc là quan trọng nhất?

Câu hỏi này tưởng chừng rất dễ và chỉ cần nêu 1 đặc điểm rồi phân tích là xong, nhưng nó lại là "cái bẫy" nếu bạn không tinh ý. Dưới áp lực của một buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên sẽ nghĩ đến những thứ lan man, thiếu trọng tâm để rồi làm phật lòng người tuyển dụng.

Hay thậm chí họ sẽ cố nhớ lại điều gì tệ hại trong công việc hiện tại và đưa nó lên trở thành thứ quan trọng nhất. Ví dụ kẻ nhận lương thấp sẽ nói lương bổng là thứ quan trọng nhất, kẻ bị bóc lột sẽ nói quyền lợi, đãi ngộ của nhân viên là thứ quan trọng nhất. Nhưng chắc chắn đó chẳng phải điều nhà tuyển dụng muốn nghe đâu!

1001 cách ứng đáp thâm sâu giúp chị em chinh phục những nhà tuyển dụng oái oăm nhất (P2) - Ảnh 2.

Hãy trả lời bằng một kỹ năng nào đó, chẳng hạn quản lý thời gian. Ví dụ: "Tôi nghĩ quản lý thời gian sẽ là một yếu tố quan trọng trong công việc. Đặt ra các mục tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng... sắp xếp theo thứ tự ưu tiên lẫn quan trọng, không để bản thân bị phân tâm... Làm tốt những điều này chắc chắn công việc sẽ hiệu quả!"

3. Bạn nghĩ sao về việc làm thêm giờ?

Giờ không phải là lúc để kể lể những lý do khiến bạn không muốn làm thêm giờ, chẳng hạn bận đón con đi học, chăm sóc cha mẹ già yếu, sức khỏe không cho phép... Thay vào đó hãy nhẹ nhàng đáp lại: "Mặc dù kỹ năng quản lý thời gian của tôi khá tốt nhưng chắc chắn là sẽ có đôi lúc cần làm thêm giờ để tăng tiến độ công việc cũng như để đuổi kịp tốc độ của cả nhóm."

4. Hãy bán cho tôi chiếc bút này

Ồ, đây quả thực là một câu hỏi kinh điển. Hãy nhớ đừng bao giờ cố gắng nói về những tính năng của một chiếc bút hay sản phẩm nào đó mà nhà tuyển dụng yêu cầu bán. Chị em nên hỏi cụ thể về khách hàng, rằng công việc của họ hiện nay như thế nào và họ sẽ cần chiếc bút để làm gì.

5. Bạn còn câu hỏi nào nữa không?

1001 cách ứng đáp thâm sâu giúp chị em chinh phục những nhà tuyển dụng oái oăm nhất (P2) - Ảnh 3.

Chúng ta luôn luôn còn những thắc mắc về công ty và vị trí ứng tuyển. Nếu trả lời "Không còn câu hỏi gì", bạn chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng hụt hẫng và cảm thấy ứng viên khá hời hợt với buổi phỏng vấn. Vì thế, hãy chuẩn bị một vài câu hỏi ghi trong cuốn sổ. Tránh hỏi lan man và thiếu trọng tâm hay những câu hết sức ngớ ngẩn.

Những câu hỏi tốt sẽ thể hiện khả năng nghiên cứu của ứng viên. Chẳng hạn: "Theo như tôi tìm hiểu thì công ty cũng có những điểm nổi trội xuất sắc nhưng chẳng thể thiếu đối thủ cạnh tranh. Tôi muốn biết về những cơ hội và thách thức khi đương đầu với các công ty đối thủ đó", hay như "Những kỹ năng nào cần thiết để đạt tới mức độ hoàn thành công việc này xuất sắc?". Sau khi nhà tuyển dụng đưa cho bạn câu trả lời, hãy thể hiện sự hài lòng và biết ơn vì họ đã giúp đỡ chúng ta hoàn thiện những thắc mắc về công việc.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn