Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa cho biết, dịch bệnh cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liên tục ghi nhận các trường hợp mắc các chủng cúm A(H5) động lực cao như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) tại Trung Quốc, Ai Cập trong năm 2016.
Ngoài ra, các trường hợp mắc cúm A(H7N9) cũng được ghi nhận rải rác tại Trung Quốc. Đặc biệt, ngày 24/12/2016 Trung Quốc thông báo đã ghi nhận trường hợp cúm A(H9N2) tại Quảng Đông và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.
Ngoài ra, các trường hợp mắc cúm A(H7N9) cũng được ghi nhận rải rác tại Trung Quốc. Đặc biệt, ngày 24/12/2016 Trung Quốc thông báo đã ghi nhận trường hợp cúm A(H9N2) tại Quảng Đông và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.
Các chuyên gia lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm |
Theo Bộ Y tế, Việt Nam là nước có đường biên giáp với Trung Quốc rất dài. Trong khi đó, dịp cuối năm, các hoạt động giao thương giữa hai nước, đặc biệt là tình trạng buôn lậu gia cầm sẽ ngày càng phức tạp. Vì vậy, có nguy cơ ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người nếu không áp dụng các biện ngăn ngừa.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết, để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm sang người trong dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh gia cầm. Nếu có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.