Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong, và đứng thứ 5 về ghánh nặng bệnh tật toàn cầu. Đây là căn bệnh đáng báo động ở những quốc gia có thu nhập thấp.
Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Phổi tắc nghẽn mãn tính có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Khi bệnh phát triển mạnh, hầu như không hồi phục ngay cả khi điều trị. Do đó làm giảm các triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà là điều cần thiết để làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh COPD
Trước khi tìm hiểu các biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính chúng ta cần biết nguyên nhân gây bệnh. Điều này giúp cho quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân dễ dàng, hiệu quả hơn.
Ô nhiễm khí thở là nguyên nhân chính khiến phổi bị tắc nghẽn mãn tính. Đặc biệt xảy ra ở những người hút thuốc lá. Khói thuốc có khả năng oxy hóa mạnh, kích thích các phản ứng viêm khiến cấu trúc phổi bị phá hủy dưới tác động của men phân hủy Protein.
Phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm những tổn thương ở túi khí trong phổi và viêm phế quản mạn tính. Các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện sau 20 năm hút thuốc, tương ứng với bệnh nhân khoảng 40 tuổi trở lên.
Triệu chứng ban đầu của bệnh là ho, khạc đờm, giảm chức năng hô hấp. Khoảng 30 năm hút thuốc sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở. Các triệu chứng bệnh tăng dần và không hồi phục. Kèm theo đó là các bệnh teo cơ, loãng xương, hen suyễn, lao phổi,... Cuối cùng người bệnh sẽ bị suy hô hấp, tàn phế và tử vong.
Việc làm giảm các triệu chứng của bệnh không chỉ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Nó còn có tác dụng ngăn cản sự phát triển của bệnh. Tham khảo một số biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả.
Biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính đầu tiên phải nhắc đến chính là cai thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc. Đây là bước quan trọng nhất trong mọi kế hoạch điều trị bệnh.
Cai thuốc là sẽ làm chậm quá trình phát triển của bện COPD. Dù bạn đang bệnh ở giai đoạn nhẹ hay nặng thì cũng đều hiệu quả. Quá trình cai thuốc lá có thể sẽ khó khăn. Tuy nhiên nếu có sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế thì việc cai thuốc là hoàn toàn có thể.
Vì sức khỏe của chính mình và hạnh phúc của người thân bạn nên cai thuốc lá ngay hôm nay để hạn chế nguy cơ phát bệnh.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị COPD. Trong đó có dạng thuốc hít và xịt rất dễ sử dụng. Các loại thuốc xịt tại chỗ có tác dụng nhanh, hiệu quả ngay lần đầu sử dụng.
Về kiểu dáng, một số loại thuốc có thể tồn tại dưới dạng máy phun sương. Khi xịt, thuốc sẽ biến thành một màn sương mịn để bạn hít vào.
Các thiết bị ống hút và máy phun sương rất đa dạng. Mỗi loại đòi hỏi một kỹ thuật sử dụng riêng. Do đó bước đầu tiên khi áp dụng biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bằng thuốc xịt là học cách sử dụng.
Các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách sử dụng trong các lần thăm khám. Hãy liên hệ với bác sĩ điều trị nếu gặp khó khăn trong quá trình sử dụng.
Đây là biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả. Chương trình phục hồi chức năng phổi từ chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện các triệu chứng cụ thể.
Chương trình bao gồm các bài học về tình trạng bệnh lý của bản thân. Hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng của phổi. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và dạy các kỹ thuật thở tốt cho người bệnh.
Quá trình hướng dẫn phục hồi chức năng phổi sẽ được chia thành các chương trình nhỏ. Lịch sinh hoạt thường từ 1 - 2 lần/ tuần, liên tục từ 8 - 12 tuần. Sau khi hoàn thành chương trình, bệnh nhân sẽ tiếp tục tự thực hiện các bài tập kèm theo đơn thuốc và lịch khám định kỳ.
Đây là bước quan trọng khi thực hiện các biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà. Trong quá trình điều trị bạn cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ, giúp họ nắm bắt tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
Tuân thủ lịch khám định kỳ để bác sĩ nắm được tiến trình, triệu chứng, mức độ phù hợp với thuốc và hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể cung cấp cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe khác. Tần suất khám định kỳ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh.
Bên cạnh các biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính kể trên bạn cần tham khảo thêm những điều dưới đây:
- Phòng tránh và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến các đợt cấp tính của COPD. Do đó người bệnh cần tiêm vaccine phòng ngừa như: vaccine phế cầu khuẩn, vaccine cúm, vaccine ho gà hoặc sử dụng thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu bệnh nặng.
- Chú trọng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng như trứng, sữa...
- Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Uống vitamin tổng hợp hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc theo toa để kích thích sự thèm ăn ở người bệnh.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Trên đây là một vài biện pháp làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bạn có thể áp dụng. Nên nhớ, cai thuốc lá là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi kế hoạch điều trị.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn