Vì nguyên nhân gây bùng phát các cơn hen suyễn dị ứng là do tiếp xúc với các dị nguyên. Do đó, tránh các yếu tố kích hoạt là cách đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn ngừa các triệu chứng và điều trị hen suyễn dị ứng.
- Tránh nuôi thú cưng trong nhà, thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cho vật nuôi.
- Giảm nguy cơ tiếp xúc với mạt bụi nhà bằng cách sử dụng ga và tấm trải giường chống dị ứng, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA, giặt giữ và vệ sinh vật dụng thường xuyên, lau nhà bằng giẻ ẩm.
- Giữ nhà sạch sẽ, khô ráo để tránh nấm mốc.
- Trồng cây và hoa xa nhà, sử dụng khẩu trang khi ra ngoài để tránh phấn hoa.
- Rửa mũi, miệng và mắt bằng nước muối sinh lý mỗi khi ở ngoài đường về, hoặc khi có nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên.
Khi xuất hiện các triệu chứng hen trầm trọng, việc cách ly khỏi các tác nhân là không đủ, bệnh nhân cần được can thiệp y tế. Không có cách chữa bệnh hen suyễn tối ưu. Các phương pháp điều trị hen suyễn dị ứng chủ yếu là nhằm vào điều trị triệu chứng và ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
Để điều trị hen suyễn dị ứng, các bác sĩ thường kê toa thuốc để giảm kích ứng đường thở, ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn và viêm đường thở trong thời gian dài. Các loại thuốc điều trị hen suyễn dị ứng bao gồm:
Thường là thuốc dạng hít, có tác dụng giãn phế quản. Nó giúp mở đường thở của bạn cấp tốc nên được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị lên cơn hen bất ngờ. Những người bị hen suyễn dị ứng nên mang thuốc tác dụng nhanh theo người.
Thuốc tác dụng nhanh sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn một cách nhanh chóng và ngăn chặn cơn hen nghiêm trọng hơn. Nếu thuốc không phát huy hiệu quả, bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn cấp.
Những loại thuốc này nhanh chóng mở đường thở, giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn. Thuốc ngắn hạn thường ở dạng viên và có thành phần corticosteroid, là thuốc chống viêm giúp chống viêm đường thở.
Thuốc điều trị hen suyễn dị ứng dài hạn giúp bệnh nhân kiểm soát tình hình lâu hơn. Chúng thường là:
- Corticosteroid dạng hít: Đây là những loại thuốc chống viêm như flnomasone (Flonase), budesonide (Pulmicort Flexhaler), mometasone (Asmanex) và ciclesonide (Alvesco).
- Điều biến Leukotriene: Đây là những loại thuốc uống làm giảm triệu chứng đến 24 giờ. Ví dụ như montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo).
- Thuốc chủ vận beta tác dụng dài: Những loại thuốc này giúp giảm sưng và mở đường thở và thường được kết hợp với corticosteroid. Ví dụ như salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil).
- Thuốc hít kết hợp: Những thuốc hít này là sự kết hợp của chất chủ vận beta và corticosteroid.
Ngoài các loại thuốc điều trị triệu chứng trên, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giúp giảm phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với chất gây dị ứng để điều trị hen suyễn dị ứng. Các thuốc này thường được sử dụng cho các bệnh nhân có triệu chứng hen đi kèm với các dấu hiệu dị ứng. Chúng bao gồm:
- Chích ngừa dị ứng: Giúp cơ thể quen và thích nghi dần với các dị nguyên, dần dần hệ thống miễn dịch sẽ không phản ứng quá mức với chúng nữa.
- Thuốc kháng histamine: Làm giảm phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch lên dị nguyên.
- Montelukast: Giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi, khi hít phải dị nguyên.
- Thuốc điều hòa miễn dịch (immunomodulator): Ức chế hệ miễn dịch, ngăn cơ thể phản ứng quá mức với dị nguyên.
Có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn dị ứng hiệu quả. Điều quan trọng là bạn cần xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh của bản thân. Đừng quên thăm khám định kỳ để bác sĩ xác định xem tình hình sức khỏe của bạn và bạn có cần thay đổi phương pháp điều trị hen suyễn dị ứng hay không.
Nguồn dịch: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324476.php#medical-treatments
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn