Vụ đuối nước cướp mất 2 đứa trẻ ở Huế ngày 6/6 mới đây. Ảnh internet. |
Trong các trường hợp đuối nước khẩn cấp của con, người lớn cần đưa con ra khỏi nước ngay lập tức, kiểm tra xem con còn thở không. Nếu không, bắt đầu CPR (hồi sức tim phổi – sự kết hợp của ấn ngực và hô hấp nhân tạo) ngay lập tức.
Nếu có ai đó bên cạnh, hãy yêu cầu họ gọi trợ giúp y tế khẩn cấp, nhưng không nên dành những khoảnh khắc quý giá này để tìm kiếm sự trợ giúp của người khác (nếu không có ai bên cạnh) mà nên cố gắng mọi cách để đẩy nước ra khỏi phổi của con. Tập trung vào việc CPR cho đến khi con tự thở được. Trong quá trình CPR, rất có thể sẽ giúp con nôn được nước ra ngoài.
Đuối nước không chỉ khi trẻ ở hồ bơi, ở biển mà ở bất kỳ khu vực nào có nước và ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ảnh minh họa inernet. |
Chỉ khi con thở lại được thì mới dừng lại và tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp: Gọi 115. Khi lực lượng y tế đến, họ sẽ cho con thở oxy và tiếp tục hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
Việc phục hồi cho trẻ bị đuối nước có nguy cơ tử vong phụ thuộc vào đứa trẻ đã bị mất oxy bao lâu. Nếu như chỉ ở dưới nước trong thời gian ngắn thì bé có thể hồi phục hoàn toàn. Thời gian dài ở dưới nước không được cung cấp oxy có thể gây tổn hại tới tim, phổi hoặc não. Nếu trẻ không đáp ứng nhanh chóng với CPR có thể có hậu quả nghiêm trọng hơn, nhưng điều quan trọng là vẫn phải tiếp tục cố gắng hết sức vì duy trì CPR có thể cứu sống những người ở nước lạnh trong thời gian dài.
Cha mẹ cần biết cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước. Ảnh internet. |
Những dấu hiệu dưới đây báo hiệu rằng, một đứa trẻ hoặc người lớn có nguy cơ bị đuối nước: Đầu bị thấp so với mặt nước, miệng ở dưới mặt nước; đầu bị nghiêng, miệng mở; mắt trắng và trống rỗng, không tập trung; mắt nhắm; tóc lòa xòa trên trán hoặc mắt; dùng chân để bơi, đạp; thở hồng hộc hoặc hổn hển; đang cố gắng để bơi về một hướng cụ thể nhưng không có kết quả; đang cố gắng để leo lên một cái thang vô hình.
Không bao giờ để trẻ nhỏ ở trong hay gần nước dù chỉ trong khoảnh khắc. Ảnh minh họa internet. |
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới bốn tuổi, cha mẹ và người chăm sóc không bao giờ (dù chỉ trong khoảnh khắc) để trẻ một mình hoặc chăm sóc một đứa trẻ khác ở trong hoặc gần bồn tắm, hồ bơi, ao, hồ hoặc bất kỳ khu vực nước nào khác. Với trẻ em ở độ tuổi này, nên thực hành việc “giám sát liên lạc” có nghĩa là người lớn giám sát tập trung liên tục khi đứa trẻ ở trong hoặc gần nước. Người lớn giám sát không được nói chuyện điện thoại, làm việc hoặc tham gia các công việc khác khi đang trông bé ở những khu vực có nước.