Một trong những biểu hiện tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì là cái tôi rất lớn, muốn giấu những điều riêng tư, muốn xây dựng và cố thủ trong thế giới của mình và không ai được can thiệp.
Qua trao đổi với chuyên gia tâm lý, nhiều phụ huynh đã hiểu rõ, giữa cha mẹ và con cái không phải là khoảng cách về không gian mà là khoảng cách trong tâm hồn. Không ít trường hợp con cái ở chung với cha mẹ nhưng lại không có sự đồng điệu về tình cảm.
Qua trao đổi với chuyên gia tâm lý, nhiều phụ huynh đã hiểu rõ, giữa cha mẹ và con cái không phải là khoảng cách về không gian mà là khoảng cách trong tâm hồn. Không ít trường hợp con cái ở chung với cha mẹ nhưng lại không có sự đồng điệu về tình cảm.
Cha mẹ không nên chuyện bé xé ra to, nhắc lại lỗi lầm cũ của con. Ảnh minh họa: Internet
Để hiểu con, các bậc cha mẹ cần chọn thời điểm thích hợp để hỏi chuyện con trong không khí thân mật, cởi mở, thái độ tôn trọng. Cha mẹ không nên chuyện bé xé ra to, nhắc lại lỗi lầm cũ của con. Nên kiềm chế cơn giận, làm chủ cảm xúc của mình, tránh xúc phạm và đánh đập con. Không nên tỏ thái độ nghi ngờ con một cách thái quá và thiếu cơ sở.
Đồng thời, cha mẹ cần kết hợp tốt với thầy cô, bạn bè của con để có thể quản lý con một cách tốt nhất. Đặc biệt, cha mẹ hãy học cách tin tưởng con mình: Đối với những điều con nói, việc con làm, cha mẹ phải tìm hiểu, lắng nghe, phân tích một cách thấu đáo trước khi đưa ra kết luận, hạn chế những nhận xét định kiến về con. Động viên con bằng mọi hình thức, không ngại thể hiện lòng yêu thương với con. Dù ở độ tuổi nào, cha mẹ cũng nên tạo cho con cảm giác an toàn, yên tâm vì ba mẹ luôn là điểm tựa khi con gặp bất cứ khó khăn nào.