Các bệnh về gan phổ biến ở trẻ bao gồm viêm gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan,... Mỗi bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gan ở trẻ, trong đó có nguyên nhân do chức năng gan chưa hoàn thiện và các thay đổi trong quá trình chuyển hoá của gan ở thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp xúc với chất độc hay virus sau này của cơ thể.
Hiểu đúng và nắm vững các thay đổi bất thường ở trẻ giúp cha mẹ phòng ngừa và can thiệp sớm nếu trẻ mắc bệnh gan.
Nếu trẻ không được điều trị sớm có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như:
- Tăng bilirubin trong máu
- Gan to
- Suy giảm chức năng tế bào gan dẫn tới xơ gan
- Nang gan
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa với biểu hiện xuất huyết dạ dày - ruột
- Rối loạn chuyển hoá
- Rối loạn đông máu
- Nhiễm trùng do miễn dịch suy giảm,...
Có thể nói đây là dấu hiệu nhận biết bệnh gan phổ biến khi đã loại trừ nguyên nhân vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt ở trẻ là do bilirubin bị ứ đọng quá nhiều trong máu. Hay nói cách khác, chức năng hoạt động gan bị suy yếu dẫn đến da bị vàng, bởi lúc này sắc tố mật (bilirubin) tăng lên đột ngột. Nó sẽ khiến cho sắc tố da bị thay đổi.
Khi trẻ có dấu hiệu sưng, trướng bụng và chi dưới thì rất có khả năng trẻ đang gặp các vấn đề về gan. Trướng bụng có liên quan tới dịch ổ bụng bị ứ khi chức năng gan suy giảm.
Màu sắc của nước tiểu bị thay đổi thành màu sậm hơn bình thường có thể do lượng bilirubin trong máu tăng. Ngoài ra, nước tiểu sậm màu cũng có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang bị mất nước do sốt, tiêu chảy,...
Đọc thêm:
Đi ra nước tiểu màu xanh là bệnh gì?
Tránh xa 5 thói quen xấu dễ dẫn tới bệnh ung thư gan
Phụ huynh cần chú ý nếu trẻ đã uống nhiều nước mà màu nước tiểu vẫn đậm thì cần thăm khám sớm.
Khi chức năng gan ở trẻ bị suy giảm, bilirubin không được đào thải thông qua phân như những trẻ có lá gan khoẻ mạnh khác. Vì thế mà ở trẻ có bệnh gan phân có màu nhạt hoặc màu trắng. Đặc biệt nếu phân của trẻ có lẫn máu hay các dịch màu thì cần nhanh chóng cho trẻ làm các kiểm tra sàng lọc chức năng gan.
Ngoài các dấu hiệu kể trên thì khi trẻ đang có vấn đề về gan có thể gặp các biểu hiện khác như ăn không ngon, chán ăn, nôn và buồn nôn thường xuyên, không tăng cân trong một thời gian dài hoặc trẻ ngủ khó đánh thức.
Điều đầu tiên trong việc phòng ngừa và bảo vệ gan chính là tiêm phòng. Thông thường ngay sau khi sinh trẻ sẽ được tiêm mũi 1 vaccine ngừa viêm gan virus B và tiêm các mũi tiếp theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vaccine viêm gan B càng sớm cho trẻ thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Mũi tiêm vaccine viêm gan B thực hiện đúng sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang còn chỉ còn 10 - 15%. Ngay kể cả với trường hợp trẻ đã nhiễm virus ở dạng phơi nhiễm thì vẫn có tác dụng cao. Can thiệp sẽ tạo ra cạnh tranh giữa vaccine viêm gan B và sự nhân lên của virus.
Đối với trẻ em thì mũi tiêm phòng viêm gan B được thực hiện theo thứ tự:
Mũi 1: 24 giờ đầu sau khi sinh
Mũi 2: tháng đầu tiên
Mũi 3: tháng thứ 6
Mũi 4: là mũi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cách mũi 3 một năm
Mũi 5: tiêm nhắc sau mũi 4 tám năm.
Liều lượng phụ thuộc vào chỉ định và sản phẩm, điển hình là 10 hoặc 20mcg.
Một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng góp phần rất nhiều vào việc bảo vệ cũng như tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Môi trường sống của trẻ cần sạch sẽ, an toàn. Đồ chơi của trẻ cần vệ sinh thường xuyên. Nếu trẻ bị ốm thì nên nghỉ học, khi nào khỏi mới đi học trở lại, tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
Ngoài ra, phụ huynh cần tích cực cho trẻ vận động thể chất theo lứa tuổi để nâng cao sức khoẻ và hệ miễn dịch.
Nguồn dịch: How to Spot Warning Signs of Liver Disease in Children
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn