Đau thái dương cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào?

06:00 | 21/03/2020;
Đau thái dương rất phổ biến, nhưng ít người biết được nguyên nhân thực sự đằng sau các cơn đau ấy.

Đau thái dương thường bắt nguồn do căng thẳng, stress kéo dài. Đôi khi nó cũng xuất hiện do các tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn khác như u não, nhưng nhìn chung là khá hiếm. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau thái dương và hướng điều trị. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy tình trạng này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn.

Đau thái dương cảnh báo bệnh gì?

1. Chứng đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng xuất hiện do stress kéo dài. Cơn đau sẽ xuất hiện quanh đầu, đặc biệt là đau nhói thái dương bên trái hoặc phải. Đôi khi nó sẽ lan ra cơ đầu và cổ.

Các cơn đau này thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Tuy không gây buồn nôn hay nôn như các loại đau đầu khác, nhưng đau đầu do căng thẳng có thể làm tăng độ nhạy với tiếng ồn hoặc ánh sáng.

Đau thái dương cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào? - Ảnh 1.

2. Chứng đau nửa đầu migraine

Tình trạng đau nửa đầu này thường bắt đầu ở một bên đầu, cũng có thể di chuyển từ phía sau đầu ra phía trước, phía sau mắt. Một số người ban đầu sẽ cảm thấy áp lực từ bên trong thái dương. Cơn đau nửa đầu thường có 4 giai đoạn như sau:

- Prodrom: Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đau cổ và buồn nôn.

- Xuất hiện hào quang: Đây là một rối loạn cảm giác. Có thể liên quan đến thị giác, như xuất hiện hình ảnh, điểm, đường, ánh sáng, ... trong tầm nhìn; cũng có thể liên quan đến xúc giác như cảm giác bị kim châm.

- Nhức đầu: Đau nửa đầu khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi vận động. Một người cũng có thể bị buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh, mùi, ánh sáng.

- Mệt mỏi: Giai đoạn cuối của một cơn đau nửa đầu có thể gây ra mệt mỏi, khó tập trung, yếu ớt và chóng mặt.

3. Chứng đau đầu Cervicogenic

Chứng đau đầu này xuất hiện do rối loạn cột sống cổ, chấn thương ở cổ hoặc viêm khớp cột sống trên. Các triệu chứng bao gồm:

- Đau ở một bên đầu

- Cứng cổ

- Buồn nôn

- Mờ mắt

- Tăng độ nhạy với ánh sáng và âm thanh

- Giảm phạm vi chuyển động của cổ

- Đau đầu trở nên tồi tệ hơn với một số cử động của cổ

4. Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) gây viêm mạch máu, dẫn đến đau dữ dội, nóng rát. Cơn đau có xu hướng xảy ra ở thái dương, mặc dù nó có thể lan ra khắp đầu.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

- Mệt mỏi

- Đau ở da đầu hoặc thái dương

- Đau hàm khi nhai

- Sốt

- Chán ăn

- Giảm cân

Đôi khi, GCA cũng có thể gây mờ hoặc mất thị lực nếu nó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu của mắt. 

5. Chấn thương sọ não nhẹ

Một chấn thương sọ não nhẹ (TBI) được gây ra bởi một lực tác động đến đầu.

Khoảng 85% các cơn đau đầu do TBI là đau đầu do căng thẳng. Một người có thể cảm thấy cơn đau này bất cứ nơi nào trong đầu, bao gồm cả thái dương.

6. Chứng phình động mạch não

Động mạch bị phình là một khu vực yếu, bị phình ra ở phần thành. Khi vỡ, nó sẽ gây ra một cơn đau đầu đột ngột, khó chịu. Chứng phình động mạch có thể phát triển trong bất kỳ động mạch nào trong não.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Buồn ngủ

- Nhạy cảm với ánh sáng

- Đau mắt 

- Cứng cổ

- Buồn nôn

- Nôn

- Đau đầu đột ngột, dữ dội

U não

Một khối u não là một khối tế bào bất thường trong não. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Đau đầu

- Chóng mặt

- Buồn nôn

- Hoang mang

- Co giật

- Tê liệt

Đau thái dương cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào? - Ảnh 2.

Đau thái dương là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Đau thái dương có nguy hiểm không?

Như các căn bệnh được cảnh báo phía trên, thì chúng ta có thể thấy rằng đau thái dương khá nguy hiểm. Tình trạng này cần được cấp cứu ngay lập tức nếu xuất hiện với trạng thái:

- Tăng tần suất và độ đau đớn, hoặc đau không dừng lại

- Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

- Xuất hiện kèm với các triệu chứng như nhầm lẫn, chóng mặt, sốt hoặc nôn

- Xảy ra do chấn thương đầu

- Nhức đầu kèm theo mất thị lực, mất ý thức hoặc nôn

Điều trị đau thái dương

1. Do chứng đau đầu căng thẳng

- Đau đầu căng thẳng mãn tính: Sử dụng thuốc chống trầm cảm (amitriptyline) và các liệu pháp xoa bóp, thư giãn.

- Đau đầu căng thẳng cấp tính: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm.

2. Do chứng đau nửa đầu migraine

- Ngủ: Điều này có thể chấm dứt một tập nhẹ.

- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống nôn: Ví dụ bao gồm metoclopramide, thuốc kết hợp Fioricet và Fiorinal.

- Tiêm botox: Tiêm botox quanh đầu, cổ và vai để ngăn chặn sự co cơ, giảm đáng kể tình trạng đau thái dương phải hoặc trái.

- Sử dụng thuốc: Tricyclics (chẳng hạn như amitriptyline, nortriptyline hoặc dosulepinpropranolol), thuốc chẹn beta, thuốc chống co giật (chẳng hạn như topiramate), remanezumab-vfrm hoặc erenumab.

3. Do chứng đau đầu Cervicogenic

- Thuốc kê đơn

- Tập thể dục

- Vật lý trị liệu

4. Do viêm động mạch tế bào khổng lồ

Sử dụng Tocilizumab liều cao

Sử dụng steroid liều cao, ví dụ như prednison. Tuy nhiên nó có những tác dụng phụ sau:

- Tăng cân

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng

- Yếu cơ

- Mất xương

- Lượng đường trong máu tăng cao

5. Do chấn thương sọ não nhẹ

- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Nghỉ ngơi

- Tập thể dục

- Thư giãn

- Giảm tiêu thụ caffeine

- Vật lý trị liệu

6. Do chứng phình động mạch não

- Phẫu thuật mở sọ: Sử dụng kẹp kim loại để ngăn dòng máu đến phình động mạch.

- Phẫu thuật cuộn nội mạch: Chèn cuộn mềm qua ống thông để ngăn phình động mạch vỡ.

7. Do u não

- Phẫu thuật: Loại bỏ khối u mà không làm hỏng mô não xung quanh.

- Xạ trị: Thu nhỏ khối u bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư.

- Hóa trị: Làm hỏng các tế bào ung thư.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn