Điểm danh 4 yếu tố nguy cơ cao gây viêm phế quản

14:44 | 12/03/2020;
Viêm phế quản là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ cao gây viêm phế quản như khói thuốc lá, mô trường ô nhiễm, vệ sinh kém,...

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại phế quản gây cản trở sự thông khí bình thường thường của bệnh nhân. Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên có một số các yếu tố đặc biệt, khác nhau được cho là có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.

1. Khói thuốc lá

Người ta nhận thấy rằng, một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị viêm phế quản có tiền sử sử dụng thuốc lá. Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng sự liên quan giữa khói thuốc lá và sự xuất hiện bệnh viêm phế quản.

Và kết quả cho thấy, khói thuốc lá là một trong các yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh ở bệnh nhân tăng lên nhiều so với những người không hút thuốc. Các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá thường gây nên các tổn thương kéo dài ở phế quản, do đó khói thuốc lá thường là nguy nhân chịu trách nhiệm cho rất nhiều trường hợp viêm phế quản mãn tính.

Ảnh 2.

Một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị viêm phế quản có tiền sử sử dụng thuốc lá (Ảnh: Internet)

Một điều cần lưu ý rằng, khói thuốc lá không chỉ là yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cao ở những người trực tiếp hút thuốc mà còn gia tăng nguy cơ cả ở những người hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động).

  • Tham khảo thêm

    Trẻ 16 tuổi đã mắc ung thư vòm họng do bị hút thuốc lá thụ động

2. Hóa chất gia tăng nguy cơ mắc viêm phế quản

Hóa chất cũng được biết đến là một trong các yếu tố nguy cơ cao gây viêm phế quản. Những người làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, thường xuyên hít phải các loại hóa chất có tỷ lệ mắc viêm phế quản cao hơn hẳn so với người bình thường.

Đa phần các trường hợp này các hóa chất đều liên quan đến yếu tố nghề nghiệp. Do đó, vấn đề bảo hộ lao động cần được đặc biệt quan tâm để giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của hóa chất lên phế quản. Tuy nhiên, vấn đề tài chính lại là một yếu tố cản trở việc thực hiện đầy đủ bảo hộ lao động.

  • Tham khảo thêm

    Hướng dẫn giảm thiểu tác hại của những hóa chất gây ung thư máu

3. Dễ bị viêm phế quản hơn khi sống trong môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm với các loại tác nhân gây hại cho phế quản như bụi, khói,... cũng là yếu tố nguy cơ cao gây viêm phế quản. Các yếu tố ô nhiễm môi trường có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như giao thông, sản xuất công nghiệp, dân cư,...

Ảnh 5.

Sống trong môi trường ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phế quản (Ảnh: Internet)

Các đối tượng sống thường xuyên trong khu vực mà môi trường ô nhiễm được ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn nhiều so với các đối tượng sống ở những khi vực không có, hoặc ít ô nhiễm. Chẳng hạn cư dân sống tại đô thị so với nông thôn, hoặc cư dân sống cạnh khu công nghiệp với các vùng xa khu công nghiệp, cư dân tại các làng nghề sản xuất,...

4. Vệ sinh kém và bệnh viêm phế quản

Do phần lớn các trường hợp viêm phế quản là do virus hoặc vi khuẩn gây nên, điều này khiến cho bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Bởi vệ sinh kém khiến các vi sinh vật gây bệnh gia tăng khả năng tiếp xúc và xâm nhập với người lành từ đó sinh sôi và gây bệnh. Tình trạng này thường gặp ở các khu vực có hoàn cảnh khó khăn, khu vực có dân trí thấp, khu vực có hệ thống chăm sóc và tuyên truyền sức khỏe chưa hoàn thiện,...

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần tự có ý thức phòng tránh và hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh viêm phế quản ảnh hưởng tới bản thân.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn