Gia đình thai phụ nhiễm Zika lo lắng

00:18 | 06/04/2016;
'Nghe con rể bảo, con gái tôi bị nhiễm virus gì đó, bây giờ lại đông người tới thăm hỏi, tôi lo quá', bà Xoa, mẹ thai phụ nhiễm virus zika đầu tiên ở TP HCM chia sẻ.
Chia sẻ với chúng tôi về cô con gái 33 tuổi đang mang bầu ở tuần thứ 8, bà Xoa cho biết, hơn 1 tuần trước, thấy con bị mệt, sốt, tưởng bị rubella nhưng sau khi đi khám tại BV quận 2 về thì đã khỏe, hiện đã đi làm lại bình thường. "Nó mang bầu lần này yếu hơn bé đầu tiên, hay bị nghén, mệt mỏi, chán ăn. Hôm bữa, khi chồng còn đang ở Malaysia, nó bị sốt phải vào BV khám, con gái 2 tuổi cũng sốt theo. Nhưng cả hai mẹ con đều khỏe rồi, mẹ đi làm bình thường, còn cháu ở nhà với bà ngoại. Lúc sáng, nghe con rể bảo, vợ nó là người đầu tiên bị nhiễm virus mới, bây giờ lại đông người tới thăm hỏi, tôi lo quá", bà Xoan chia sẻ.

Ngồi bên cạnh vợ, ông Phạm Tuấn Khiêm (76 tuổi) cho biết, gia đình vốn sinh sống tại Hà Nội, nhưng con gái vào TPHCM làm việc tại công ty dầu khí từ năm 2006, tới năm 2012 thì kết hôn với đồng nghiệp làm chung công ty, sau đó sinh con gái đầu lòng vào năm 2013. 'Vợ chồng tôi chỉ có một mình cháu nên chúng tôi chuyển vào đây sinh sống, chăm sóc cháu từ 2 năm trước. Những ngày con bé có bầu, chồng nó đi công tác ở Malaysia miết', ông Khiêm kể.

Sáng 5/3, Bộ trưởng Y tế đã dẫn đầu đoàn công tác đến làm việc với đại diện tòa nhà PetroVietnam Tower (quận 1 TP HCM), nơi thai phụ bị nhiễm virus Zika đang làm việc. Tòa nhà hiện có hơn 1.200 nhân viên từ 21 công ty khác nhau. "Sau khi xảy ra trường hợp nhân viên tại tòa nhà bị nhiễm virus Zika, Ban quản lý tòa nhà đã phối hợp với địa phương, viện Pasteur kiểm tra bể nước tầng hầm, phun thuốc diệt muỗi", bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, đại diện tòa nhà cho biết.
21.JPG
 Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra loăng quăng tại khu vực thai phụ nhiễm virus zika sinh sống.
Ảnh Nguyễn Hẳng.
Theo Bộ trưởng Tiến, người dân không nên hoang mang, vì không phải thai phụ nào nhiễm virus zika, kể cả trong 3 tháng đầu, đều sinh con ra bị dị tật đầu nhỏ. Theo Bộ Y tế, để phòng bệnh do virus zika, người dân cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng); người đến hoặc về từ vùng có dịch bệnh do virus zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện sốt, phải đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị. Đồng thời, áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
 
 Theo PGS, TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, TPHCM  đã thiết lập 30 điểm giám sát các ca bệnh nhẹ. Thai phụ là là trường hợp phát hiện sớm, ngay khi mắc vào ngày 29/3, ngày 30 vào BV quận 2, ngay lập tức được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra. Sau khi có kết quả dương tính với virus zika, chúng tôi đã khoanh vùng, điều tra 134 hộ xung quanh để phát hiện những trường hợp sốt và các vật có lăng quăng, muỗi...
Đánh giá của PGS, TS Phan Trọng Lân về trường hợp nhiễm virus zika tại TPHCM.
 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn