Những kiến thức truyền miệng dân gian khiến nhiều người mắc sai lầm khi mắc bệnh. Hiểu sai về thủy đậu có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số nhận định không khoa học nhưng lại rất phổ biến về bệnh thủy đậu được nhiều người tin tưởng.
Những hiểu sai về thủy đậu không chỉ khiến diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn, nó còn là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí dẫn đến tử vong ở một số trường hợp. Dưới đây là một số hiểu sai về thủy đậu bạn cần biết để tránh.
Đây là một trong những hiểu sai về thủy đậu rất nguy hiểm. Với quan niệm này đôi khi bạn sẽ xem nhẹ việc điều trị hoặc xử lý không đúng cách khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng phổ biến của thủy đậu là các nốt mụn nước trên da. Đó là môi trường cho Virus hoạt động. Do đó nếu các nốt mụn không được xử lý cẩn thận sẽ trở thành con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất.
Bên cạnh đó, mụn nước cũng là nguyên nhân gây viêm da. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não.
Nhiều người cho rằng thủy đậu chỉ bùng phát vào mùa lạnh. Tuy nhiên điều này không chính xác. Thực tế, điều kiện bùng phát dịch thủy đậu còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường của mỗi năm.
Dịch thủy đậu có thể bùng phát nhiều lần trong một năm. Nhất là thời điểm sau tết, lúc giao mùa, kỳ nghỉ hè,... Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho virus thủy đậu phát triển mạnh. Do đó, bạn cần lưu ý điều này để tránh hiểu sai về thủy đậu dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhiều người cho rằng bôi thuốc xanh khắp người khi bị thủy đậu giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên đây lại là một sai lầm, bởi chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng phương pháp này hiệu quả.
Ngược lại, phương pháp này tốn rất nhiều thời gian. Đồng thời nó còn gây khó chịu cho người bệnh mà không mang lại hiệu quả gì.
Không chỉ vậy, các nốt đậu còn là môi trường sống của virus gây bệnh. Do đó nếu không được điều trị đúng cách rất dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như viêm da, nhiễm trùng da, thậm chí là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Do đó để tránh hiểu sai về thủy đậu tốt hơn hết bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo phương pháp bôi xanh methylene lên các nốt thủy đậu đã vỡ để vết thương mau lành và không để lại sẹo.
Đối với các bệnh truyền nhiễm, tiêm phòng càng sớm càng hiệu quả. Tuy nhiên một số người lại xem nhẹ việc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng, trẻ trên 1 tuổi không cần phải tiêm phòng dày đặc. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của vaccin là cần một thời gian để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus. Do đó, việc tiêm phòng quá trễ khiến cơ thể không tạo ra kháng thể để miễn dịch kịp thời.
Ngoài ra tiêm phòng vào mùa dịch có thể xảy ra trường hợp hết vaccin phòng bệnh. Điều này khiến trẻ không được phòng ngừa và trở thành đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, tránh hiểu sai về thủy đậu bằng cách tiêm phòng sớm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trong mùa dịch.
=>> Tìm hiểu thêm kiến thức về tiêm phòng để phòng chống thủy đậu qua bài viết: Tất tần tật những điều cần biết về tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu
Những hiểu sai về thủy đậu khi kiêng cữ, không chỉ kéo dài thời gian mắc bệnh mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Khi bị thủy đậu, nhiều người tuyệt đối không chạm vào nước dưới mọi hình thức. Thậm chí ngay cả việc rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng không được thực hiện. Chỉ sử dụng giấy lau khô hoặc gel rửa tay khô để tranh nước.
Chính những hiểu sai về thủy đậu như thế này khiến virus phát triển mạnh hơn. Việc không vệ sinh cơ thể bằng nước trong nhiều ngày tạo môi trường thuận lợi cho virus sinh sôi, khiến vùng tổn thương da ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí còn dẫn đến bội nhiễm hoặc các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Nhiều người cho rằng bị thủy đậu tuyệt đối không được ra gió. Người bệnh phải ở trong phòng kín và che chắn cẩn thận.
Tuy nhiên đây là một hành động sai lầm. Bởi sinh hoạt trong không gian kín gió thường gây cảm giác bức bí, khó chịu cho người bệnh. Nhất là khi thời tiết nóng bức, khó chịu khiến cơ thể tiết ra mồ hôi, tạo điều kiện cho virus thủy đậu phát triển mạnh.
Do hiểu sai về thủy đậu là phải kiêng nước, kiêng gió, nên chuyện tắm gội của người bệnh bị cấm triệt để. Tuy nhiên, có không ít trường hợp vì kiêng quá kỹ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm tại các nốt đậu nước.
Tình trạng vệ sinh kém khiến người bệnh gãi, cào xước các nốt đậu dẫn đến viêm da, bội nhiễm, để lại sẹo. Không chỉ vậy, các nốt mụn nước còn là nguyên nhân chính gây lây lan bệnh thủy đậu.
Do đó việc chăm sóc, vệ sinh không đúng cách có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Để tránh điều này bạn cần phải vệ sinh cơ thể bằng nước ấm mỗi ngày để làm sạch mồ hôi, ngăn ngừa virus phát triển.
=>> Đọc thêm một vài loại lá được dùng để tắm cho người bệnh thủy đậu an toàn, hiệu quả tại ĐÂY!
Trong thời gian bị thủy đậu, sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó việc kiêng ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng khiến virus tấn công cơ thể mạnh hơn.
Tuy nhiên một số người không hiểu rõ điều này, buộc người bệnh phải kiêng khem thái quá khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu ớt.
Để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh bạn cần duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin A, C và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó người bị thủy đậu không nên xuất hiện ở chỗ đông người. Điều này giúp thể trạng ổn định, không bị lây nhiễm các loại bệnh khác. Đồng thời hạn chế nguy cơ phát tán bệnh ra cộng đồng.
Ngoài ra bệnh nhân thủy đậu tuyệt đối không được gãi, sờ mụn nước tránh để lại sẹo hoặc gây tổn thương các vùng da xung quanh. Đồng thời kiêng đồ nếp, đồ tanh, nhiều dầu mỡ...giúp bệnh mau lành.
Trên đây là một số hiểu sai về thủy đậu bạn cần biết để tránh. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bệnh tốt hơn hết nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn