Bước sang tuổi 45, người ta có xu hướng nhìn lại cuộc sống của bản thân và gia đình. Ở giai đoạn này nhiều người phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên. Vậy khủng hoảng tuổi trung niên cụ thể là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Những ai là đối tượng dễ bị khủng hoảng và làm thế nào để khắc phục chúng?
Khái niệm khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên được một nhà phân tâm học tên là Elliot Jacques đưa ra vào năm 1965. Sau khi nhà phân tâm học này nhận thấy những thay đổi về tâm lý ở một số vị tuổi trung niên của mình.
Jacques cho biết cuộc khủng hoảng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của tuổi trung niên. Nó có thể gây ra cảm giác chán nản, đau khổ, mất mát liên quan đến việc mất đi sự sáng tạo, tự tin và nhiệt huyết.
Tình trạng này có thể mang đến cho người bệnh nhiều thách thức. Đồng thời nó gây ra những biến đổi khủng khiếp trong tâm trí khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.
Đọc thêm:
- Làm gì để phụ nữ bước vào tuổi trung niên không gặp khủng hoảng?
- Tập luyện dưỡng sinh ở người cao tuổi ngăn ngừa quá trình lão hóa
Hầu hết những người bị khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên thường gặp phải biến cố lớn trong cuộc đời như: Bệnh tật, ly hôn, mất việc làm, mất người thân, gia đình không hạnh phúc,...Cả nữ giới và nam giới đều có thể phải đối mặt với tình trạng này.
Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên có thể kéo dài từ 3 - 10 năm ở nam giới. Ở nữ giới thường kéo dài từ 2 - 5 năm. Nguyên nhân gây khủng hoảng ở nam giới thường là do công việc, sự nghiệp. Còn nguyên nhân gây khủng hoảng ở nữ giới là do gia đình, xã hội.
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến khủng hoảng là do quá trình lão hoá. Cùng với đó là nỗi sợ hãi về cái chết, sự nuối tiếc tuổi thanh xuân,...Những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống trong tương lai khiến họ lo lắng. Hoặc sự thất vọng với cuộc sống hiện tại khiến họ chán nản, bi quan,...Đó chính là những lý do khiến họ bị khủng hoảng tâm lý khi bắt đầu bước sang tuổi xế chiều.
Khủng hoảng về sức khoẻ, lo lắng cho nhan sắc, muốn nghỉ việc, hay so sánh bản thân với người khác,...đều là những dấu hiệu cảnh báo hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên.
Càng lớn tuổi, chúng ta càng quan tâm nhiều hơn về sức khoẻ. Vì thế, bất cứ một dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trên cơ thể cũng đều có khả năng gây ra bệnh tật. Đây là điều dễ hiểu, tuy nhiên nhiều người thường bị ám ảnh bởi tuổi tác và lo lắng thái quá. Khi bạn có suy nghĩ triền miên về sức khỏe thể chất và tinh thần, thì đó có thể là dấu hiệu khủng hoảng.
Bước sang tuổi trung niên, chúng ta thường bị thúc đẩy bởi sự thành công. Những người giống nhau thường có xu hướng so sánh chính họ với bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng, anh chị em trong gia đình. Đó có thể là sự so sánh về tiền bạc, quần áo, xe hơi, nhà cửa, con cái,...
Lớn tuổi hơn người ta bắt đầu so sánh về sự nghiệp, thành tích và các biểu tượng của sự thành công trong cuộc sống. Khi so sánh cuộc sống của mình với người khác, nhiều người sẽ có suy nghĩ như "mình thật kém cỏi" dẫn đến khủng hoảng trong tư tưởng.
Dù là nam hay nữ, ai cũng mong muốn có được ngoại hình đẹp. Mong muốn giảm cân và chăm sóc ngoại hình là điều dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với những người trung niên, điều này thường xuyên xuất hiện. Đặc biệt là ở phái nữ sau khi bước sang tuổi 35. Lúc này nỗi ám ảnh về cân nặng, ngoại hình đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Người trẻ tuổi thường rất lạc quan và tràn đầy nhiệt huyết. Nhưng khi bước sang tuổi trung niên sự sáng tạo sẽ mất dần đi khiến họ bị tự ti. Đồng thời, họ dễ chán nản tự ái khi gặp những vấn đề không như ý. Sự kỳ vọng về tương lai của người trung niên được điều chỉnh xuống. Đây là thời điểm đau khổ kép của họ khi thất vọng hình thành và khát vọng biến mất.
Bạn muốn nghỉ việc, cho dù đó là một công việc tốt. Nguyên nhân là do bạn bắt đầu có sự hoài nghi về bản thân và không còn nhiệt huyết để tiếp tục công việc đó. Nhưng bạn không biết rằng sau 40 tuổi nghỉ việc có khiến tình trạng khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều này thường xảy ra khi bạn cảm thấy không hài lòng với những gì đang có. Cuộc sống hiện tại khiến bạn cảm thấy hối hận về những điều trong quá khứ không được hoàn thành. Cuộc sống hôn nhân, công việc, sức khoẻ, không như ý,...Tất cả những điều này khiến bạn cảm thấy bất mãn nên hay than vãn với những người xung quanh. Tất cả những điều này đều có thể là biểu hiện của khủng hoảng tuổi tác.
Càng lớn tuổi, người ta càng nghĩ nhiều hơn về cái chết. Khi bước gần đến chặng cuối của cuộc đời nhiều người không còn mục đích sống. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên với những người đang trải qua cuộc khủng hoảng ở độ tuổi trung niên.
Điều này xảy ra thường xuyên và nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Các chuyên gia cho biết có ít nhất 1/3 đàn ông trong độ tuổi 40 - 59 chi tiêu hoang phí. Phụ nữ cũng không ngoại lệ, họ đầu tư vào chăm sóc sắc đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ,...
Một trong những dấu hiệu dễ thấy là hành vi thay đổi bất ngờ và khó dự đoán. Biểu hiện của khủng hoảng là họ làm một việc mà trước đây cam kết không làm hoặc có những hành vi kỳ lạ so với bình thường.
Mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có ai đó nói với bạn như vậy thì hãy cân nhắc nhé. Bởi đôi khi người ngoài sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về sự thay đổi trong tâm lý và thể trạng của bạn. Do đó, hãy lưu ý để có phương pháp cái thiện tốt hơn.
Để vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên bạn cần thực hiện một chiến lược khoa học. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Khi bị khủng hoảng, đừng cố kìm nén cảm xúc, thay vào đó bạn hãy tâm sự với một người có thể tin tưởng. Chẳng hạn như một người bạn thân, vợ, chồng, bác sĩ tâm lý hoặc một vị cố vấn nào đó. Điều này sẽ giúp cảm xúc của bạn được giải tỏa và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống.
Trong trường hợp bạn cảm thấy bi quan, vô vọng hoặc suy nghĩ cực đoan,...hãy giải phóng những cảm xúc đó bằng cách tâm sự với người bên cạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên viết nhật ký mỗi ngày để hiểu bản thân mình hơn. Đồng thời, đây sẽ là cách giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây khủng hoảng để có biện pháp khắc phục.
Bước sang tuổi "xế chiều", chúng ta có xu hướng nhìn lại thanh xuân của mình. Đồng thời hay suy nghĩ về "những ngày tháng tươi đẹp" trong quá khứ. Sau đó lại so sánh với hiện tại và cảm thấy nuối tiếc, thất vọng.
Vì thế, để không còn cảm thấy khủng hoảng bạn hãy tìm cho mình một việc gì đó trong hiện tại. Một công việc mang đến cho bạn niềm vui và hy vọng. Hãy tự hỏi chính mình rằng "tôi muốn thay đổi điều gì?" và bắt đầu thực hiện chúng.
Suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống và tập trung vào điều bạn muốn trong hiện tại và tương lai là cách tốt nhất để vượt qua khủng hoảng tuổi tác.
Có thể bạn cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại và muốn thay đổi chúng. Đôi khi bạn sẽ làm ra những hành động kỳ lạ để thay đổi mọi thứ trước khi quá muộn. Thế nhưng điều này có thể gây ra những rắc rối khiến bạn khủng hoảng hơn.
Vì thế trong thời gian này hãy nhìn nhận lại cuộc sống của bạn. Đánh giá khách quan những gì mình đang có. Đồng thời ngừng so sánh chính mình với người khác. Điều này sẽ giúp cho cảm xúc của bạn bình tĩnh, lạc quan hơn.
Nghĩ về những điều bạn cảm thấy hạnh phúc, tự hào và mãn nguyện để thấy cuộc sống thật ý nghĩa. Thay vì cố tìm cách thay đổi cuộc sống hiện tại.
Những mục tiêu cũ như mua nhà, mua xe, phát triển sự nghiệp có thể không còn phù hợp với bạn trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, đã đến lúc bạn cần thiết lập mục tiêu mới. Đó có thể là học thêm một ngoại ngữ, đi du lịch nước ngoài, hoặc thực hiện những hoạt động mà trước đây muốn nhưng chưa làm được. Điều này sẽ giúp tâm trí của bạn thoải mái hơn để dễ dàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Khủng hoảng tuổi trung niên ở phụ nữ thường xuất hiện sau tuổi 35. Đặc biệt là khi họ phải chịu đựng những hệ lụy như thừa cân sau sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh, rối loạn nội tiết,...
Kèm theo đó là chất lượng cuộc sống bị suy giảm khiến họ chán nản nhiều hơn. Ở giai đoạn này người phụ nữ thường có cảm giác mất mát, cô đơn, thiếu cảm giác an toàn. Những ảnh hưởng về tâm lý khiến họ bị khủng hoảng.
Để khắc phục điều này, bạn cần chủ động đối mặt với nó bằng lối sống khoa học và lành mạnh hơn. Chẳng hạn như: Uống nhiều nước, tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Ngủ đủ giấc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
Bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm tươi. Đồng thời có thể thiền hoặc tập Yoga để giải tỏa căng thẳng và làm giảm suy nghĩ tiêu cực.
Nguyên nhân gây khủng hoảng tuổi trung niên ở nam giới là do sức khỏe bị suy giảm. Những nhu cầu cá nhân không được thỏa mãn dẫn đến lòng tự trọng cao hơn. Sức khỏe suy giảm từ thể chất đến tinh thần khiến họ dễ cáu gắt, bực bội. Cùng với đó là áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình khiến họ bị khủng hoảng.
Để khắc phục tình trạng này, nam giới tuổi trung niên cần vận động nhiều hơn. Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ.
Bên cạnh đó, hãy thực hiện một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích để cơ thể khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng do tuổi tác để chấp nhận và thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Trên đây là một vài kiến thức liên quan đến khủng hoảng tuổi trung niên. Nếu cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu trên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý để đảm bảo an tâm tránh gây stress, căng thẳng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn