Nhiều tân sinh viên nôn nóng muốn kiếm việc làm để phụ giúp gia đình - Ảnh minh họa internet. |
Tiếp thị siêu thị:
- Thực trạng: Lấy danh nghĩa nhân viên đi giới thiệu sản phẩm và chương trình khuyến mại cho các siêu thị, trung tâm thương mại lớn,… những nhân viên giả mạo này đã thực hiện hành vi lừa đảo những người cả tin, nhất là những tân sinh viên mới chân ướt, chân ráo lên Hà Nội/TPHCM.
Họ đưa ra danh sách các giải thưởng trong 1 chương trình khuyến mãi nào đó và yêu cầu sinh viên dặt cọc. Hiển nhiên là số tiền đó sinh viên sẽ không bao giờ lấy lại được.
- Lời khuyên: Không nên để những kẻ mạo danh nhân viên như vậy vào phòng của bạn, vì các siêu thị không bao giờ đưa người đến tận nhà bạn để tiếp thị cả!
Làm thêm không công:
- Thực trạng: Một số trung tâm môi giới việc làm cho sinh viên không thu tiền đặt cọc mấy trăm nghìn đồng như thông báo nên khiến nhiều sinh viên yên tâm và nghĩ… không bị lừa!
Chỉ mất có vài chục đồng lệ phí để làm hồ sơ và được trung tâm giới thiệu tới làm cho một địa điểm nào đó (ví dụ là 1 cửa hàng bán quần áo, hoặc 1 quán cà phê, với thỏa thuận: Lương 2,5 triệu đồng), làm cả ngày, thời gian thử việc không lương 1 tuần! Sinh viên dù rất chăm chỉ trong 1 tuần thử việc ấy, nhưng rốt cuộc không được nhận vào làm do những kẻ lừa đảo đã giăng bẫy sẵn.
- Lời khuyên: Các bạn sinh viên, những người cần việc làm nên tuyệt đối tránh xa các trung tâm môi giới tư nhân mà hãy tới các trung tâm, tổ chức giới thiệu việc làm có uy tín đủ yếu tố pháp nhân để gửi gắm cơ hội của mình.
Bị lợi dụng lòng nhiệt tình:
- Thực trạng: Các bạn hãy cảnh giác với những câu đại loại như: "Em ơi, em hộ anh bê cái máy này ra đây, xong anh cho mấy trăm" . Sau đó thì bạn sẽ được bảo rằng cái thứ bạn mang giúp họ cũng giá trị và họ dụ bạn đặt cọc lại ít tiền hoặc đồ vật có giá trị như điện thoại hay gì đó... Khi bạn mang món đồ đến nơi đó, kẻ lừa đảo sẽ cao chạy xa bay và cuỗm luôn đồ bạn đã đặt cọc!
- Lời khuyên: Ra đường tốt nhất tránh nói chuyện với người lạ có dấu hiệu khả nghi. Nếu hỏi đường thì mình chỉ rồi đi.