Theo nhiều học sinh, nhiều tác phẩm văn học, bài thơ,... được đưa vào sách giáo khoa nhưng học xong các em vẫn không hiểu, không cảm nhận được ý nghĩa tác phẩm văn học. Không ít học sinh chia sẻ bản thân không ít lần phải học một cách đối phó, hay học thuộc lòng chỉ vì mục đích đạt được điểm cao trong khi không hiểu nội dung bài học.
Một học sinh khối 10 trường THPT Trưng Vương (Hà Nội) nói: “Em không mấy thích môn Văn bởi khi phân tích một tác phẩm văn học, em phải phân tích theo những ý cô giáo vạch sẵn thì mới có thể đạt điểm cao”. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác, đặc biệt trong lối diễn đạt, trình bày. Tuy nhiên, cách học thuộc lòng có thể khiến các em có lối cảm nhận các vấn đề “giống nhau”, thiếu sáng tạo. Chưa kể, nội dung bài học thiếu liên hệ thực tiễn khiến các em học sinh khó cảm nhận được ý nghĩa rút ra sau mỗi bài học.
Do đó, nhiều học sinh cho rằng, thay vì những bài học đó có thể đưa vào những vấn đề xã hội, những bài tập dạng “mở” để học sinh có thể học và làm bài một cách thoải mái theo cách hiểu của mình, được sáng tạo và không gò bó theo văn mẫu.
Dưới đây là chia sẻ của một số học sinh:
* Trần Dương Trà My (lớp 8A2 trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội): Cần liên hệ thực tế nhiều hơn!
* Hoàng Trung Đức (lớp 11A2 trường THPT Nhân Chính, Hà Nội): Không gây hứng thú cho người học.
* Trương Khánh Hà (lớp 10D4, trường THPT Việt Đức, Hà Nội): Không muốn làm văn theo kiểu đối phó!
* Trần Dương Trà My (lớp 8A2 trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội): Cần liên hệ thực tế nhiều hơn!
* Hoàng Trung Đức (lớp 11A2 trường THPT Nhân Chính, Hà Nội): Không gây hứng thú cho người học.
* Trương Khánh Hà (lớp 10D4, trường THPT Việt Đức, Hà Nội): Không muốn làm văn theo kiểu đối phó!