Lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, khó chịu mà những nốt mẩn đỏ ngứa có thể cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Trên thực tế, những nốt mẩn ngứa ở lưng hoặc ở bộ phận khác như bụng thường xuất hiện vào thời điểm nắng nóng. Tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần bất cứ sự can thiệp y tế nào.
Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu và điều trị dứt điểm thì tình trạng lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa sẽ nhanh chóng bị tái phát, mức độ còn nặng hơn trước.
Các bác sĩ chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết tình trạng lưng bị nổi mẩn bất thường sau đây:
- Lưng xuất hiện nhiều nốt sần to nhỏ khác nhau: Lúc đầu chỉ là vài chấm nhỏ sau lan ra thành các đám có đường kính 1-2 cm. Nốt mụn có thể có màu đỏ, hồng nhạt hoặc màu trắng xám.
- Tình trạng mẩn ngứa ở lưng lan nhanh ra mặt, tay, chân, thậm chí mọc cả trong miệng. Đầu của các nốt mẩn có chứa mủ trắng.
- Với trẻ em, phụ huynh cần gặp bác sĩ ngay nếu lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa kèm theo các triệu chứng như ngứa không thuyên giảm, gây trầy xước xa, nhiễm trùng da, quấy khóc nhiều. Lúc này, cha mẹ không tự tiện bôi thuốc cho bé mà cần đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây ra nổi mẩn ở bé.
Như vậy, lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể tự biến mất nhưng không được chủ quan nếu hiện tượng này kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Những nốt mẩn đỏ ở lưng có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa là viêm nang lông. Các bác sĩ cho biết, vùng lưng là nơi chứa nhiều tuyến mồ hôi trên cơ thể. Do đó, nếu không được làm sạch thường xuyên, khu vực này rất dễ bị nhiễm trùng. Những vi khuẩn tấn công vào các nang lông ở vùng lưng gây ra hiện tượng viêm, hình thành nên các nốt mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Cần lưu ý, nếu bị viêm nang lông ở vùng lưng nặng, các nốt sẩn có thể chứa mủ trắng. Tổn thương có thể sẽ lan rộng sang các vùng da lành trên lưng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bệnh ghẻ cũng có thể là nguyên nhân gây lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ là do một loại ký sinh trùng ghẻ cái có tên Sarcoptes scabiei hominis. Chúng có khả năng lây truyền qua da thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn tắm với người bệnh.
Khu vực bị tổn thương bởi bệnh ghẻ có thể bị ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là thời điểm ban đêm. Các bác sĩ cho biết, những khu vực da khó vệ sinh hoặc thường xuyên ẩm ướt như các kẽ tay chân, lưng, háng hay bên trong đầu gối chịu ảnh hưởng của bệnh ghẻ nhiều nhất.
Mề đay là dạng viêm da do dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ kèm theo các nốt sẩn phù màu trắng hoặc màu hồng xuất hiện rải rác ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có vùng lưng. Nếu lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa do mề đây, cơn ngứa sẽ nặng hơn khi gãi.
Viêm da cơ địa là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi bệnh có tính chất mãn tính và hay tái phát. Bệnh viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố di truyền, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng.
Tổn thương do viêm da cơ địa gây ra có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên, những tổn thương thường gặp nhất là ở lưng, bụng hay tay chân. Bên cạnh dấu hiệu lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa, viêm da cơ địa còn có dấu hiệu vùng da bị bệnh thường khô, có thể bị nứt nẻ, trầy xước, chảy máu hoặc nhiễm trùng lở loét do gãi ngứa. Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại khiến da bị dày sừng, bong tróc.
Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc với hóa chất, chất tẩy rửa, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc điều kiện vệ sinh cá nhân kém.
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường bị nổi mẩn đỏ, phát ban ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả lưng. Bên cạnh đó, da của người bị viêm da cơ địa ngứa ngáy dữ dội, có thể bị viêm mủ, rỉ dịch màu vàng, khu vực tổn thương có thể bị nứt nẻ, gây đau đớn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự xuất hiện của giun sán cùng với chất thải của chúng có thể kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ gây ra phản ứng dị ứng.
Bên cạnh xuất hiện nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng hay các vùng da khác, nhiễm giun sán còn có dấu hiệu sụt cân, suy dinh dưỡng, da khô, ngứa ngáy, táo bón kéo dài...
Các bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan hay ung thư gan đều ảnh hưởng đến chức năng đào thải chất độc của gan. Khi gan bị bệnh, độc tố sẽ tích tụ lại nhiều trong cơ thể và được đào thải phần lớn qua da, dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng hay toàn thân và ngứa ngáy khó chịu.
Trên thực tế, chứng rôm sảy chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn khi có sự ứ đọng của mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn.
Hiện tượng rôm sảy khiến da bị viêm, nổi nhiều nốt đỏ có kích thước nhỏ mọc thành đám nhưng rất ngứa. Các nốt mẩn đỏ do rôm sảy không chỉ xuất ở lưng mà còn ở nhiều vùng da khác, đặc biệt là tay, ngực, cổ, mặt.
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố cho cơ thể. Do đó, khi chức năng thận bị suy giảm, chất độc không được đào thải hết tích tụ lại dưới da gây nổi nhiều nốt sẩn đỏ nhỏ kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu.
Cần lưu ý, với những trường hợp bị suy thận nặng, những nốt mẩn ngứa không chỉ xuất hiện ở lưng mà còn có thể xuất hiện toàn thân và gây ngứa ngáy dữ dội.
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng còn có thể là dấu hiệu của bệnh chàm da hay còn được gọi là eczema. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ em thường mắc phải.
Nếu ảnh hưởng đến lưng, bệnh chàm có thể khiến vùng da ở lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Với những trường hợp bị bội nhiễm, tổn thương trên lưng còn có thể sưng phù, làm mủ.
Ngoài lưng, nhiều vị trí khác trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm như các ngón tay chân, khuỷu tay, cẳng chân, cổ tay…
Các bác sĩ cho biết, khi tuyến giáp có vấn đề, lượng hormone được sản xuất ra ít hơn gây mất cân bằng nội tiết tố. Hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa da ở nhiều nơi, trong đó có vùng lưng.
Bên cạnh việc nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng hay các vùng khác, các bệnh lý về tuyến giáp còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, da nhăn nheo thiếu sức sống, tăng tiết mồ hôi trên da...
Bệnh lichen phẳng là một dạng rối loạn tự miễn. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều bộ phận trên cơ thể, phổ biến nhất là ở mắt cá chân, bụng, ngực, nếp gấp cẳng tay và cả lưng.
Tổn thương trên bề mặt da do bệnh Lichen phẳng là những mảng da bị sưng cứng, căng bóng, có màu tím, hồng, hay nâu, xuất hiện của các nốt mẩn đỏ. Chúng gây ngứa ngáy dữ dội.
Như vậy, lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các bác sĩ cho biết, những bệnh lý trên nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, khi gặp phải hiện tượng này, bạn không nên chủ quan mà cần đến các bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thiết trước khi đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Theo các bác sĩ, một số loại thuốc chữa mẩn ngứa ở lưng được kê đơn phổ biến bao gồm:
- Thuốc kháng Histamine.
- Thuốc bôi ngoài da Phenergan.
- Thuốc Corticoid.
Bác sĩ khuyến cáo sau khi sử dụng các loại kháng sinh này, người bệnh nên dùng thêm kem dưỡng ẩm để giúp phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ mong muốn, đặc biệt khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các thầy thuốc cho biết, có nhiều bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh mẩn ngứa với thành phần chính là các vị thuốc như kim ngân, sài đất, bồ công anh, cà gai leo, hoàng kỳ, diệp hạ châu… Các vị thuốc này được kết hợp với nhau theo một lượng nhất định.
Ưu điểm khi dùng thuốc Đông y hỗ trợ điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là an toàn, lành tính, dù không chữa được bệnh ngay nhưng cũng giúp cơ thể bồi bổ lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian khá dài mới thấy hiệu quả, kết quả trị bệnh phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh.
Sau đây là một vài bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở lưng:
- Bài thuốc 1: Các nguyên liệu kinh giới, cam thảo, sà sàng tử, phèn phi, khổ sâm, đại hoàng, địa du, mỗi thứ 20g đen rửa sạch, sắc với khoảng 3 lít nước trong vòng 30 phút. Sau đó, tiến hành ngâm vùng lưng bị mẩn đỏ vào nước thuốc khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Lưu ý, nên làm bài thuốc này hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bài thuốc 2: chuẩn bị các nguyên liệu: 80g ngải cứu, 5g hoa tiêu, 6g hung hoàng và 25g phòng phong rửa kỹ. Sau đó, sắc với 2 lít nước, sau khi sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và xông vùng bị mẩn ngứa khoảng 10 phút. Nước thuốc nguội thì dùng để tắm hàng ngày.
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây hay hỗ trợ điều trị từ Đông y, để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần có biện pháp chăm sóc vùng da tổn thương an toàn như sau:
- Luôn giữ vệ sinh vùng da lưng sạch sẽ, khô thoáng và tránh đổ mồ hôi.
- Sử dụng sản phẩm sữa tắm chuyên dụng trong điều trị lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Lưu ý, không dùng sữa tắm hoặc xà bông tắm thông thường có chứa hương hiệu, nhiều chất hóa học và có tính tẩy mạnh.
- Tuyệt đối không được chà xát mạnh vào vùng da lưng.
- Lựa chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi, tránh chất liệu bí bách, tránh ôm sát cơ thể.
- Không sử dụng nước nóng khi tắm mà nên dùng nước mát để bảo vệ an toàn cho da. Có thể dùng nước ấm nhẹ và thoa kem dưỡng ẩm.
Các chuyên gia cho biết, các bệnh da liễu không có nguyên nhân do virus, vi khuẩn hay nấm gây bệnh thì không có khả năng lây nhiễm.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, nếu bị mẩn ngứa do ký sinh, virus, vi khuẩn nấm thì hoàn toàn có khả năng lây lan. Vì vậy, để chắc chắn bệnh bản thân đang mắc có tính lây lan không, cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Khi lưng bị nổi mẩn ngứa, người bệnh cần phải tắm rửa sạch sẽ và giữ da vùng lưng luôn khô thoáng. Tuy nhiên, lưu ý chỉ tắm bằng nước mát hoặc nước ấm vừa, không dùng nước nóng. Ngoài ra, cần dùng sữa tắm dịu nhẹ theo tư vấn của bác sĩ để bảo vệ da an toàn tuyệt đối.
Lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể là lành tính, nhưng cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh, bệnh nhân không nên chủ quan, tự ý mua thuốc mà nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn