Hen suyễn do tập thể dục là những cơn hen xuất hiện khi bạn đang hoặc sau khi vận động thể thao xong.
Mặc dù chưa biết chính xác tại sao tập thể dục lại dẫn đến các triệu chứng hen suyễn. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, trong quá trình tập luyện, con người có xu hướng thở bằng miệng. Việc này sẽ khiến luồng khí chưa kịp được mũi làm ấm và ẩm để đi vào phế quản.
Đối với những người nhạy cảm, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm này khiến các bó cơ quanh đường hô hấp co thắt, gây ra các cơn hen suyễn.
- Ho là triệu chứng phổ biến nhất khi bạn bị hen suyễn do tập thể dục, đặc biệt là khi tập các bài cường độ cao như cardio.
- Khó thở trong khi tập luyện.
- Đau thắt ngực, bạn không thể hít 1 hơi sâu, cảm thấy khó khăn trong việc hấp thu oxy.
- Thay vì cảm thấy tràn đầy năng lượng thì việc tập luyện lại khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
- Cảm thấy mệt mỏi bất thường. Bạn cần nhiều thời gian hơn, thường là trên 30 phút, để cảm thấy hết mệt sau khi tập thể dục. Trong khi người khỏe mạnh chỉ cần khoảng 5 phút để phục hồi và hết mệt.
Một số yếu tố có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn có nhiều khả năng phát sinh trong khi tập thể dục, bao gồm:
- Tập thể dục trong điều kiện không khí lạnh và khô.
- Ô nhiễm không khí, có khói bụi trong không khí.
- Số lượng phấn hoa trong không khí cao.
- Thở bằng miệng trong khi tập.
- Người tập đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Có nhiều chất gây ô nhiễm không khí trong phòng tập thể dục, chẳng hạn như từ chất tẩy rửa, nước hoa, sơn mới hoặc thiết bị mới.
- Sử dụng hóa chất để làm sạch thiết bị hoặc sân tập.
Chỉ cần kiểm soát tốt các triệu chứng hen và lựa chọn các bài tập phù hợp thì bạn vẫn có thể tiếp tục tập luyện, mặc dù bị hen suyễn do tập thể dục. Thậm chí, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc tập thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng hen suyễn.
Trên thực tế, nhiều vận động viên, thậm chí là vận động viên Olympic vẫn thi đấu tốt mặc dù bị hen suyễn do tập thể dục. Ví dụ, Ví dụ, trong Thế vận hội Olympic 1996, cứ 6 vận động viên thì có 1 người bị hen suyễn. Họ là vận động viên ở các lĩnh vực như đua xe, đi xe đạp leo núi, chèo thuyền kayak, bóng rổ, bơi lội, điền kinh, khúc côn cầu,....
Bệnh nhân bị hen suyễn do tập thể dục nên chọn các hoạt động thể thao cần gắng sức ngắn, không liên tục như bóng chuyền, thể dục dụng cụ, bóng chày, đi bộ và đấu vật. Cần tránh các hoạt động liên quan đến thời gian dài gắng sức, như bóng đá, chạy cự ly, bóng rổ và khúc côn cầu,...
- Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục để mở rộng đường thở.
- Làm mát cơ thể sau khi tập luyện để làm chậm nhịp thở.
- Nếu tập luyện ngoài trời trong mùa đông hoặc mùa nhiều phấn hoa thì nên sử dụng khăn quàng che mũi và miệng. Nếu được thì tốt nhất nên tập luyện trong nhà trong những tháng nhạy cảm.
- Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp thì nên hạn chế tập thể dục.
- Chọn các hình thức tập thể dục ít có khả năng kích hoạt các triệu chứng hen suyễn.
- Có thể sử dụng thuốc hít mũi trước khi tập luyện.
Các phương pháp điều trị hen suyễn do tập thể dục chủ yếu là điều trị triệu chứng. Có 2 cách phổ biến nhất là phòng tránh tác nhân và sử dụng thuốc. Các loại thuốc thường là thuốc hít mũi hoặc thuốc giãn phế quản như:
- Thuốc chứa các chất chủ vận a-2 có tác dụng ngắn hạn như albutero.
- Thuốc hít ipratropium giúp mở đường thở.
- Các thuốc corticosteroid dạng hít như beclomethasone dipropionate (Qvar) hoặc budesonide (Pulmicort).
- Các thuốc chứa chất chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài kết hợp với corticosteroid, như Advair hoặc Symbicort.
- Thuốc chống cholinergi tác dụng kéo dàu cần sử dụng thường xuyên như Tiotropium bromide ( Spiriva respimat).
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn