Chiều ngày 7/2, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cho biết, chiều ngày 6/2, ông nhận được điện thoại của bà N.T.K (60 tuổi, tỉnh Vĩnh Phúc) gọi đến trung tâm. Vừa bắt máy, ông đã nghe giọng nức nở của bà K. hỏi về thủ tục hiến tạng.
Nói đến đây, bà òa khóc. Bà bảo, gia đình bà muốn hiến tặng toàn bộ tạng của con trai bà và bảo trung tâm cho người đến lấy. Nghe đến đây, bác sĩ Phúc lặng người, cảm động.
Bác sĩ Phúc kể tiếp: Con trai bà 40 tuổi. Cách đây 4 tháng, trong lúc đi làm, anh bị tai nạn giao thông. Ngay sau đó, anh được người dân đưa vào các cơ sở y tế cấp cứu. Dù các bác sĩ đã rất nỗ lực nhưng con trai bà chẳng hồi tỉnh. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện, anh được đưa về gia đình. Từ đó, anh nằm liệt giường. Đến ngày 5/1, anh được xác định đã chết lâm sàng. Bà K. nói: “Tôi xem tivi, thấy nhiều trường hợp sau khi mất đã hiến tạng, nhờ đó nhiều người được cứu sống. Tôi muốn con mình khi chết không vô ích và có thể cứu sống thêm nhiều người ”.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người |
Sau khi thăm hỏi chuyện của gia đình, bác sĩ Phúc cho biết đến thời điểm hiện tại, trung tâm chưa thể lấy tạng của con trai bà K. Bác sĩ Phúc lý giải: Theo quy định của pháp luật, những người được lấy tạng phải chết não nhưng trường hợp con trai bà K. chết lâm sàng nhưng vẫn thở được nhờ hỗ trợ của máy móc. Hơn nữa, việc xác định chết não hay không cần phải làm nhiều xét nghiệm, trong khi bệnh nhân đang điều trị tại nhà nên việc này là rất khó. Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện, lại là một câu chuyện khác. Khi ấy, chi phí điều trị bệnh nhân, cũng rất cao. “Dù tâm nguyện gia đình muốn hiến tạng cho con nhưng chúng tôi không thể lấy tạng”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Theo bác sĩ Phúc, đến nay ngày càng có nhiều người gọi đến trung tâm để xin hiến tạng. Giáp Tết Nguyên đán vừa qua, Trung tâm cũng đã nhận được điện thoại từ một gia đình ở đường Láng Hạ (Hà Nội). Người gọi đến là nam giới, cho biết mẹ anh hơn 60 tuổi vừa mất. Tâm nguyện của bà trước khi chết là muốn cứu được nhiều người đang mắc bệnh hiểm nghèo bằng cách hiến tạng. Vì vậy, bà đã đăng ký hiến tạng và được cấp thẻ hiến tạng. Khi bà qua đời, gia đình đã gọi đến Trung tâm. Sau đó, Trung tâm phối hợp với BV Mắt TƯ đến gia đình người mất lấy đôi giác mạc để ghép cho hai người mù. Nhờ đó, hai người bị mù đã được nhìn thấy ánh sáng.
Chừng giữa năm 2016, Trung tâm cũng nhận được điện thoại của một bà mẹ ở Hà Nội, cho biết con bà bị đuối nước. Dù đã cấp cứu ở BV Nhi TƯ nhưng các bác sĩ không thể cứu được. Bà mẹ ấy đã gọi đến Trung tâm đề nghị hiến tạng. Sau khi xem xét, Trung tâm giải thích không thể lấy được tạng, bởi người mất đã chết, Trung tâm chỉ lấy được tạng khi người đó mới chết não.
“Trong những cuộc điện thoại gọi đến Trung tâm, cũng có trường hợp lấy được tạng, có trường hợp không nhưng đây là một tín hiệu đáng mừng. Bởi đến nay, cả nước đã có gần 1.700 ca ghép tạng nhưng người hiến chủ yếu là người thân. Hơn nữa, cách đây 3 năm, cả nước chưa có một ai đăng ký hiến tạng nhưng đến nay đã có gần 10.000 người đăng ký hiến. Điều đó cho thấy, người dân đã bước đầu thay đổi quan niệm với hiến tạng và sẵn sàng chia sẻ sự sống với cộng đồng”, bác sĩ Phúc nói.
Theo bác sĩ Phúc, đến nay ngày càng có nhiều người gọi đến trung tâm để xin hiến tạng. Giáp Tết Nguyên đán vừa qua, Trung tâm cũng đã nhận được điện thoại từ một gia đình ở đường Láng Hạ (Hà Nội). Người gọi đến là nam giới, cho biết mẹ anh hơn 60 tuổi vừa mất. Tâm nguyện của bà trước khi chết là muốn cứu được nhiều người đang mắc bệnh hiểm nghèo bằng cách hiến tạng. Vì vậy, bà đã đăng ký hiến tạng và được cấp thẻ hiến tạng. Khi bà qua đời, gia đình đã gọi đến Trung tâm. Sau đó, Trung tâm phối hợp với BV Mắt TƯ đến gia đình người mất lấy đôi giác mạc để ghép cho hai người mù. Nhờ đó, hai người bị mù đã được nhìn thấy ánh sáng.
Một ca ghép tạng ở BV Việt Đức |
“Trong những cuộc điện thoại gọi đến Trung tâm, cũng có trường hợp lấy được tạng, có trường hợp không nhưng đây là một tín hiệu đáng mừng. Bởi đến nay, cả nước đã có gần 1.700 ca ghép tạng nhưng người hiến chủ yếu là người thân. Hơn nữa, cách đây 3 năm, cả nước chưa có một ai đăng ký hiến tạng nhưng đến nay đã có gần 10.000 người đăng ký hiến. Điều đó cho thấy, người dân đã bước đầu thay đổi quan niệm với hiến tạng và sẵn sàng chia sẻ sự sống với cộng đồng”, bác sĩ Phúc nói.