Từ nhiều năm nay, người dân ở xã Phương Độ, thành phố Hà Giang đã nuôi được loài cá Bỗng giống hệt loài cá ở suối cá thần Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Thay vì làm cảnh, món cá này lại trở thành đặc sản của bà con người Tày nơi đây
Vây lưng có tia gai cứng, phần nhọn mềm và phía sau có răng cưa, viền sau lõm, vây ngực chưa tới vây bụng, vây bụng chưa tới vây hậu môn. Vẩy tương đối lớn, sắp xếp đều. Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng. Lưng cá màu xám, nhạt dần về phía bụng. Bụng hơi vàng. Các vây màu xám. Hai má hơi hồng.Mô hình nuôi cá Bỗng được phát triển trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa... nơi có nguồn nước mát, sạch. Ưu điểm lớn nhất của nuôi thương phẩm cá Bỗng là sức đề kháng với bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định. đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đã giúp nhiều hộ dân một số tỉnh miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Có thể nuôi thương phẩm với nhiều hình thức khác nhau như trong ao, hồ, lồng, bè. Phổ thức ăn của cá bỗng rộng, là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, nguồn thức ăn chủ yếu gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau nên chi phí thức ăn nuôi thương phẩm khá thấp. Ông Lân, một hộ nuôi cá lâu năm ở Phương Độ chia sẻ, có con cá Bỗng sống lâu bằng cả một đời người. Do thân hình của nó có màu sắc đẹp, nên nhiều nhà nuôi làm cảnh. Mấy năm gần đây, khách du lịch kéo đến Phương Độ rất đông. Bà con nơi đây "nể" lắm mới bán cho khách một vài con ăn thử. Thứ 'cá thần' mà bà con xứ Thanh tôn thờ, với bà con nơi đây nó lại là món ăn bổ dưỡng. Phương Độ là nơi cư trú của bà con người Tày. Nơi này sơn thủy hữu tình, nguồn nước sạch dồi dào nên rất hợp với việc nuôi cá Bỗng. Hầu như nhà nào cũng có một cái ao để nuôi cá loài cá này.