Cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp để có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản). Tuy nhiên một số phương pháp như sử dụng thuốc, phẫu thuật,... có thể được sử dụng để kiểm soát sự tái phát, điều trị triệu chứng của bệnh. Trong đó các sử dụng các loại thuốc trị hen suyễn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
Tuy nhiên, do hen suyễn là bệnh mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh thường xuyên tái đi tái lại nên việc bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen suyễn cũng diễn ra thường xuyên. Điều này khiến nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn trên người bệnh trở nên cao hơn. Những tác dụng phụ này có thể chỉ gây một số khó chịu nhưng cũng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng.
Cùng tìm hiểu tác dụng phụ của một số loại thuốc trị hen suyễn thường được sử dụng hiện nay:
Là nhóm thuốc trị hen suyễn rất hay được sử dụng trên lâm sàng do có tac dụng làm giãn cơ trơn phế quản, khai thông đường thở. Các thuốc trong nhóm hay được sử dụng có thể kể đến như terbutalin, salbutamol, metaproterenol,...
Khi sử dụng thuốc trị hen suyễn nhóm cường adrenergic beta 2 người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tim đập nhanh hơn, run cơ, tăng đường máu, lactat máu và acid béo tự do trong máu, có xu hướng quen thuốc khi sử dụng lâu dài.
Vì vậy, thận trọng khi dùng thuốc cho các trường hợp, tim dễ kích thích, bệnh mạch vành, cao huyết áp, cơn hen liên tục,...
Cũng là một nhóm thuốc có khả năng làm giãn phế quản, do vậy các loại thuốc hủy phó giao cảm có thể được sử dụng để làm thuốc trị hen suyễn. Tuy nhiên hiệu quả giãn phế quả của nhóm thuốc này yếu hơn so với các thuốc cường adrenergic beta 2. Các chế phẩm thường dùng bao gồn ipratropium, tiotropium,...
Khô miệng, táo bón, buồn nôn, đau đầu,... là những tác dụng phụ có thể xuất hiện trên bệnh nhân khi sử dụng các thuốc trị hen suyễn nhóm hủy phó giao cảm. Bên cạnh đó, thuốc hủy phó giao cảm cần được thận trọng khi sử dụng trên các bệnh nhân tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú,...
Theophyllin là một loại thuốc thường được sử dụng phối hợp với các nhóm thuốc khác để điều trị cho các bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc trị hen suyễn, thuốc có tác dụng làm giãn phế quản, kích thích hô hấp.
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc bao gồm mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực,... Ở trẻ em khi sử dụng theophylline có thể gây xảy ra cơn co giật liên tục cho đến tử vong.
Các thuốc corticoid có thể được sử dụng trong điều trị hen để làm giảm phản ứng viêm của phế quản nhằm điều trị các cơn hen cấp cũng như ngăn ngừa hen tái phát.
Tùy thuộc theo đường sử dụng cortycoid là gì mà sự biểu hiện tác dụng phụ cũng có thể khác nhau. Đối với corticoid đường hít thường sẽ gây các tác dụng phụ như nấm miệng, khàn giọng, đau họng,...
Còn đối với corticoid sử dụng theo đường toàn thân có thể gây nên các tác dụng phụ như tăng cân, đục thủy tinh thể, suy thượng thận, loãng xương,...
Là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị hen hiện nay. Thuốc có cấu trúc gần giống với leukotrien (một chất có vai trò lớn trong cơn hen), tránh chấp gắn vào thụ thể của leukotriene làm giảm các triệu chứng của hen.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, buồn nôn, nghẹt mũi, phát ban, giả cúm,...
Cromolyn natri là đại diện tiêu biểu cho nhóm thuốc trị hen suyễn này. Thuốc có tác dụng ức chế dưỡng bào giải phóng ra các chất trung gian hóa học do đáp ứng với kích thích hoặc tương tác với kháng nguyên, kháng thể,...
Co thắt phế quản, phù thanh quản, ho, viêm đau khớp, nhức đầu, buồn nôn là những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng các thuốc ức chế dưỡng bào.
Một số loại thuốc có tác dụng trên hệ miễn dịch, tác động lên bạch cầu ái toan và hệ kháng thể cũng có thể được sử dụng để làm thuốc trị hen suyễn. Nhóm thuốc này thường gây nên các tác dụng phụ như sưng đau tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, đau đầu, xó thể xảy ra sốc phản vệ tuy nhiên khá hiếm gặp,...
Trên đây là những thông tin cơ bản về một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc trị hen suyễn mà bệnh nhân cần biết. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc, hãy tuân thủ tuyệt đối các chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ đưa ra.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn