Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính

07:02 | 07/11/2020;
Ngoài việc luyện tập, dùng thuốc điều trị thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng góp phần kiểm soát tình trạng tiến triển xấu của bệnh.

Bài viết này sẽ phân tích dinh dưỡng ảnh hưởng đến COPD như thế nào, đồng thời phác thảo chế độ ăn uống tốt nhất giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

1. Dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính quan trọng như thế nào?

Thức ăn là nhiên liệu tiếp năng lương cho cơ thể có sức mạnh thực hiện mọi hoạt động, bao gồm cả hô hấp. Cơ thể sẽ sử dụng thức ăn để thực hiện quá trình trao đổi chất. Trong quá trình trao đổi chất này, thức ăn và oxy được chuyển hóa thành năng lượng và carbon dioxide (CO2).

Thực phẩm cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo và protein. Các chất này ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng lượng có và lượng carbon dioxide được tạo ra. Khác với phần năng lượng, carbon dioxide là sản phẩm cần thải ra khỏi cơ thể trong quá trình hô hấp. Nếu lượng CO2 này quá nhiều trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy yếu đi.

Hít thở cũng cần nhiều năng lượng hơn đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các cơ dùng để thở của người mắc COPD có thể cần mức calo cao gấp 10 lần so với cơ của người không bị bệnh.

>> Hướng dẫn cách hít khở khi mắc các bệnh về phổi đúng cách.

Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 1.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính vô cùng quan trọng Ảnh: Copdfoundation

Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nhiễm trùng phổi là bệnh thường dẫn đến nguy cơ bùng phát bệnh của người bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Do đó, dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính là vô cùng quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Tiếp theo, cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường. Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn uống hợp lý. Cần xác định rõ xem trọng lương cơ thể của bạn cần nạp vào và tiêu hao bao nhiêu calo mỗi ngày.

Nếu bạn thừa cân, tim và phổi của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn khiến việc thở cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, cân năng tăng cũng khiến cơ thể cần nhiều oxy hơn để hô hấp. Để đạt được mức cân nặng lý tưởng, ngoài tập thể dục thường xuyên thì dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính được xem là cấp thiết.

Ngược lại, thiếu cân có thể khiến bạn thấy yếu đi và mệt mỏi, cơ thể cũng dễ bị nhiễm trùng. Người bị COPD cần sử dụng nhiều năng lượng hơn trong khi thở so với người bình thường. Do đó, điều quan trọng là bạn cần nạp đủ calo để tạo ra năng lượng để đảm bảo cho sức khỏe của hệ hô hấp, cơ hoành và các cơ phổi khác.

Bạn cần theo dõi cân nặng thường xuyên, hãy tự cân ít nhất mỗi tuần 1 lần trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu bạn cân thường xuyên hơn. Nếu cơ thể đột nhiên tăng hoặc giảm cân nặng đột ngột, hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn uống hợp lý giàu chất chống oxy và thực phẩm chống viêm có thể giúp ngăn ngừa và khống chế COPD.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính thường phụ thuộc vào cân nặng và lối sống của người đó. Dưới đây là một số lời khuyên chung về những loại thực phẩm người mắc COPD nên ăn và nên tránh:

2.1. Các nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyên người mắc bệnh COPD nên ăn các loại thực phẩm sau đây:

2.1.1. Carbohydrate phức hợp

Carbohydrat phức hợp chứa các chuỗi phân tử đường dài và cơ thể cần thời gian để phá vỡ các phân tử này. Do đó, carbohydrate phức hợp cung cấp năng lượng giải phóng tương đối bền vững.

Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 2.

Một số thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp - Ảnh: Diabetes

Một số loại thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp phải kể đến như: Trái cây tươi và các loại rau củ giàu tinh bột; các loại ngũ cốc; bánh mì nguyên cám và mì ống; các loại đậu, đậu lăng…

Nếu một người bị phổi tắc nghẽn mãn tính muốn tăng cân, cần ăn nhiều loại carbohydrate phức hợp cùng với các nguồn chất béo và protein lành mạnh.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc COPD có lượng mỡ trong cơ thể cần giảm, việc đầu tiên cần làm chính là thay thế nguồn carbohydrate tinh chế bằng carb phức hợp; protein và các chất béo lành mạnh để thúc đẩy giảm cân.

Có những thực phẩm nào chứa chất béo lành mạnh mà bạn nên ăn khi bị bệnh? Tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

2.1.2. Thực phẩm giàu chất xơ

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, một người bị COPD nên đặt mục tiêu nạp vào cơ thể khoảng 20-30 gam chất xơ mỗi ngày. Một số thực phẩm có chứa nhiều chất xơ được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bao gồm:

• Các loại đậu, đậu lăng

• Hoa quả chưa nhiều chất xơ như mận, lê, táo…

• Các loại hạt như hạnh nhân, óc cho, mắc ca

• Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch

• Các loại rau xanh

2.1.3. Chất đạm (protein)

Một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho thấy những người bị COPD ở Việt Nam có nhu cầu về protein cao hơn. Các loại thực phẩm giàu protein trong bữa ăn chính và các món phụ có thể giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như sức khỏe tổng quát.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không thể thiếu protein. Thực phẩm giàu protein bao gồm các loại thịt (thịt động vật và gia cầm), cá, trứng, các loại hạt, đậu hũ, phô mai, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Nguồn protein bổ sung vào cơ thể giúp tăng khối lượng cơ và giúp tăng cân khi cần. Mặt khác, bổ sung các nguồn protein chất lượng cao vào bữa ăn chính hoặc hoán đổi nguồn carbohydrate tinh chế bằng protein lành lạnh lại có thể giúp giảm cân.

Tuy vậy, khi bổ sung các thực phẩm giàu protein cần lưu ý một số vấn đề sau để không mắc các bệnh do dư thừa protein gây ra => ĐỌC NGAY!

Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 3.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không thể thiếu protein - Ảnh: Healthcentral

2.1.4. Chất béo đơn và chất béo không bão hòa đa

Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa là những loại chất béo có lợi cho sức khỏe, chúng giúp giảm cholesterol trong cơ thể người bệnh. Một số chất béo cần có trong dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính phải kể đến như:

Một số loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu bơ

Một số loài cá, ví dụ như cá hồi

Các loại hạt và trái cây như bơ

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỹ, bệnh nhân mắc COPD đang muốn tăng cân nên thử tăng cường các chất béo kể trên vào bữa ăn. Ngược lại, nếu đang muốn giảm cân, chất béo cần được hạn chế trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính; bao gồm cả chất béo không bão hòa đơn và đa.

2.2. Thực phẩm cần tránh cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến cáo rằng cần có một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính chuyên biệt. Trong chế độ đó, cần tránh hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau đây:

2.2.1. Carbohydrate tinh chế

So với carbohydrate phức hợp, carbohydrate tinh chế cung cấp ít chất dinh dưỡng hơn cho cơ thể. Một số loại thực phẩm chưa carbohydrate tinh chế bao gồm: đường; sô-cô-la; kẹo các loại; bánh ngọt và các món tráng miệng có đường; đồ uống có đường; thực phẩm chế biến sẵn; bánh mì trắng…

2.2.2. Chất béo không có lợi

Trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính được khuyến nghị có chất béo với số lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, người mắc COPD cần tránh hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa hàm lượng chất béo cao.

Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 5.

Người mắc COPD cần hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh (Ảnh: Internet)

Một số loại thực phẩm giàu chất béo được khuyến nghị hạn chế trong chế độ ăn của người mắc COPD bao gồm: Thức ăn nhanh; thịt xông khói và các loại thịt đóng hộp; đồ chiên; bánh ngọt có đường; bơ thực vật; kem…

2.2.3. Muối

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cần hạn chế muối bởi Natri có trong muối khiến cơ thể bị giữ nước; cuối cùng, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh.

Tốt nhất, hãy tập thói quen ăn ít muối hơn, thay vào đó hãy sử dụng các loại thảo mộc và gia vị không chứa muối để tạo hương vị thơm ngon cho món ăn.

Bạn cũng có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về các chất có thể thay thế muối và các loại thực phẩm chứa ít natri cho khẩu phần ăn. Và hãy chắc chắn kiểm tra nhãn của thực phẩm bạn mua. Mỗi phần đồ ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri và toàn bộ bữa ăn không nên có quá 600mg.

2.2.4 Một số loại trái cây

Táo, mơ, đào và dưa hấu có thể gây đầy hơi cho một số bệnh nhân do lượng carbohydrate lên men có trong chúng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Thay vào đó, bạn có thể ăn các loại trái cây ít bị lên men hoặc FODMAP thấp như các loại quả mọng, dứa và nho.

3. Kế hoạch bữa ăn và các mẹo trong chế độ ăn uống

3.1. Lên kế hoạch cho các bữa ăn

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính tùy thuộc vào yêu cầu cơ thể cũng như hoàn cành cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, mọi người cần phải có kế hoạch cụ thể cho các bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.

Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 5.

Nên lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: Cloud9restaurant

Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để được thiết kế chế độ ăn hợp lý nhất. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện bệnh COPD.

3.2. Mẹo nấu ăn

Đôi khi, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cảm thấy khá mệt và không muốn vào bếp để chuẩn bị bữa ăn. Trong những lúc như vậy, bạn có thể lựa chọn một số lựa chọn đơn giản sau:

Bữa ăn nhanh: Bạn hãy lựa chọn các công thức nấu ăn đơn giản và lành mạnh. Ví dụ như món salad với các loại rau và trứng, bạn sẽ có được bữa ăn nhanh gọn mà vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các món hầm: Với một chiếc nồi hầm, bạn có thể cho các nguyên liệu vào và bật chế độ nấu là xong. Hãy lựa chọn các loại củ quả lành mạnh cho món hầm, bạn sẽ có được bữa ăn ngon chỉ sau vài giờ.

Nấu nhiều hơn cho ngày hôm sau: Bạn có thể nấu nhiều hơn một chút và bảo quản đúng cách để thức ăn được đảm bảo tới ngày hôm sau.

Nấu theo mẻ: Sẽ có những ngày bệnh nhân COPD cảm thấy mệt mỏi, lúc này hãy chọn nấu nhiều và cáp đông để ăn dần. Như vậy, có thể yên tâm rằng dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính vẫn được đảm bảo tối đa.

3.3. Mẹo ăn uống

Một số bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gặp tình trạng chán ăn do khó thở hoặc tức ngực. Ngoài ra, khó thở khiến hoạt động ăn uống bị cản trở nên bệnh nhân COPD sẽ không ăn được nhiều như người bình thường.

Tất tần tật lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 6.

Chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày - Ảnh: Lifehack

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp cải thiện sự thèm ăn và mức năng lượng cho bệnh nhân COPD:

Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành năm đến sáu bữa. Điều này giúp làm giảm chứng đầy bụng và các áp lực liên quan đến phổi.

Ăn bữa chính sớm hơn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thể có nhiều năng lượng hơn hơn nếu họ ăn bữa chính sớm hơn so với giờ giấc bình thường.

Đồ uống: Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, đồ uống giàu năng lượng giúp tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu không thể ăn nhiều thức ăn, bạn có thể thay thế bằng một số thức uống phù hợp.

4. Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng y học

Nhiều bệnh nhân mắc COPD dù đã thử nhiều cách nhưng cơ thể vẫn khó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm thông thường, đặc biệt đối với người cần nhiều calo mỗi ngày.

Ngoài ra, nếu bác sĩ dinh dưỡng đã gợi ý rằng cần nạp nhiều calo từ chất béo không bão hòa đa, không bão hòa đơn và ít cholesterol thì người bệnh khó có thể đạt được mục tiêu bằng các thực phẩm đơn thuần.

Lúc này, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ kê đơn một số loại thức uống trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính. Các loại thức uống này được gọi là sản phẩm dinh dưỡng y học, có thể được sử dụng như một chế độ ăn hoàn chỉnh thay cho các thức ăn thông thường. Hoặc chúng cũng có thể kết hợp với bữa ăn thông thường cho những người ăn không đủ.

Tóm lược

Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng có thể làm giảm bớt tình trạng khó thở và người bị COPD thường gặp phải. Nó cũng giúp ngăn ngừa một số biến chứng sức khỏe khác.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên giàu protein, carbohydrate phức hợp, thực phẩm giàu chất xơ và các nguồn chất béo lành mạnh.

Và chế độ ăn uống cho bệnh nhân COPD phụ thuộc vào nhiều yếu tố; bao gồm trọng lượng cơ thể, sức khỏe tổng thể và khả năng tài chính của người bệnh.

Cuối cùng, khi cân nhắc về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tắc nghẽn mãn tính, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương án an toàn và hiệu quả nhất

Nguồn dịch:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/copd-diet#copd-weight-and-the-body

2. https://www.healthline.com/health/copd/diet-nutrition#avoid-certain-items

3. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9451-nutritional-guidelines-for-people-with-copd


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn