Xét về ý nghĩa, chẳng có ứng cử viên nào vượt qua được “The Big Short” (Đại suy thoái).
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Micheal Lewis, The Big Short là bộ phim thuộc về thời đại của chúng ta hiện nay. Bộ phim là câu chuyện kể về cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 từ góc nhìn của một nhóm các doanh nhân.
Sự thành công của bộ phim nằm ngay từ cách mà nhà làm phim phản ánh về chủ đề kinh tế có vẻ khô khan lên màn ảnh nhỏ. Hình ảnh Margot Robbie (diễn viên khách mời) giải thích về thị trường chứng khoán khi đang nằm trong bồn tắm đầy bọt với một ly rượu, đã mang đến cho người xem một cái nhìn hài hước và không hề khô cứng về một khái niệm cực kỳ khó hiểu trong kinh tế. Nhà làm phim đã nhìn sự kiện khủng hoảng qua lăng kính hài hước, vui vẻ để biến những khái niệm khó hiểu trong kinh tế trở thành dễ hiểu và gần gũi hơn. Thế nhưng, thay vì để cho khác giả thư giãn từ đầu đến cuối, ở cảnh cuối phim, đạo diễn vẫn quyết định đưa người xem trở về với hiện tại phũ phàng, hàng loạt ngân hàng lớn bị vỡ nợ và kinh tế bắt đầu suy thoái.
Khi xem The Big Short, người xem sẽ phải sôi máu vì những lời nói dối của các cơ quan cấp cao về khủng hoảng kinh tế. Các quan chức Anh luôn bảo thủ rằng kinh tế đi xuống là do lao động và chi tiêu không đúng mức. Ngay cả IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) cũng phủ nhận điều này và người dân phải tự mình tìm lấy một nhà kinh tế học nào đó có niềm tin và suy nghĩ giống mình để cảm thấy được đồng cảm hơn.
Trong phim, đạo diễn đã trích dẫn một câu nói trong tiểu thuyết: “Truth is like poetry and most people fucking hate poetry.”. (Sự thật như thơ và hầu hết mọi người đều cực kỳ ghét thơ.)
Với ý nghĩa mạnh mẽ như vậy, thì hiện nay câu hỏi lớn nhất được đặt ra ở đây, ngay trước thềm Oscar là: Liệu Học viện hàn lâm có đủ can đảm để trao tượng vàng cho The Big Short vì đã dám nói lên sự thật.