Thức giấc vào lúc 3-4 giờ sáng thực chất có thể là tín hiệu của một số bệnh khác mà rất ít người có thể nhận ra. Bởi vậy, nếu nghi ngờ các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn nên đi thăm khám kịp thời để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm:
1. Nguồn cung cấp máu cho cơ tim không đủ
Thời gian nửa đầu của giấc ngủ chủ yếu là để ức chế vỏ não, loại bỏ mệt mỏi và những thói quen của cơ thể, và vào thời gian nửa sau, tức là giữa đêm đến sáng là khoảng thời gian dành cho phần còn lại của cơ thể nghỉ ngơi, sửa chữa, hoạt động toàn thân sẽ bị giảm, lưu lượng máu ngày càng chậm lại.
Khi việc cung cấp máu bình thường cho tim không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não, vỏ não bị kích thích sẽ khiến bạn không thể ngủ, từ đó có thể bị thiếu máu não. Vì vậy, biểu hiện thường thấy là bạn thường xuyên thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng.
2. Thời kỳ mãn kinh sắp đến
Cả đàn ông và phụ nữ đều sẽ mãn kinh, tuy nhiên mãn kinh nữ cần được chú ý hơn. Trong thời kỳ mãn kinh, do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, việc tiết estrogen giảm và các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động bất thường. Đồng thời cũng báo trước sự lão hóa dần dần của chức năng tử cung và buồng trứng của phụ nữ. Hệ thống nội tiết của cơ thể không hoạt động đầy đủ, dễ gây cáu kỉnh, suy nhược cơ thể và đổ mồ hôi.
Chính điều này cũng khiến phụ nữ thường xuyên bị thức giấc vào lúc 3-4 giờ sáng và rất khó ngủ trở lại. Nếu thường xuyên thức giấc vào khoảng thời gian này, phụ nữ không được nghỉ ngơi đầy đủ, lâu dần hệ thần kinh sẽ bị rối loạn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của phụ nữ.
3. Trầm cảm
Một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các triệu chứng đầu tiên của trầm cảm là mất ngủ và thức dậy sớm, đây là nguyên nhân cần đặc biệt chú ý. Nếu bạn thức dậy vào lúc 3-4 giờ sáng và rơi vào tình trạng rất khó ngủ sau khi thức dậy, đồng thời tình trạng này kéo dài hơn hai tuần thì tốt nhất là bạn nên xem lại.
Đặc biệt là sau khi thức dậy sớm, tâm trạng của bạn có cảm giác bị trầm cảm và không có tinh thần làm việc hay giao tiếp trong suốt cả ngày. Tại thời điểm này, cần phải hết sức cảnh giác. Nên đến khoa tâm thần để xem có bị trầm cảm hay không.
Mặc dù trầm cảm không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng những người bị trầm cảm thường làm việc gì cũng nghĩ đến mặt xấu, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến hành vi tự tử. Vì vậy nếu mắc bệnh trầm cảm thì phải chú ý và thực hiện các biện pháp điều trị hiệu quả để tránh hậu quả xấu.
Làm 4 việc này khi bạn thức dậy vào giữa đêm sẽ gây hậu quả lớn
1. Xem điện thoại
Một số người không thể ngủ tiếp được sau khi thức giấc và họ sẽ có thói quen cầm điện thoại lên để đọc một cái gì đó, vào mạng xã hội hoặc internet, sau đó thời gian sẽ trôi qua mà không biết. Điều này có thể khiến cho mọi người vắt kiệt sức khỏe tinh thần của mình. Lời khuyên dành cho bạn là nên để điện thoại ở xa khi ngủ hoặc đơn giản là tắt điện thoại.
2. Uống nước lạnh
Mùa thu và mùa đông rất dễ có cảm giác bị hanh khô. Khi bạn ngủ, cổ họng sẽ rất khô. Ngoài ra, bạn sẽ bị đổ mồ hôi vào ban đêm do đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trước khi ngủ là rất quan trọng.
Tuy nhiên, ngay kể cả khi bạn uống nước, thì nếu thức dậy vào ban đêm vẫn sẽ có cảm giác khát nước, muốn đi tiểu, cổ họng sẽ cảm thấy rất rất khô và muốn uống nước. Lúc này, bạn nên uống nước ấm. Bởi nếu bạn uống nước lạnh, sẽ khiến cơ thể trở nên tỉnh táo, khó ngủ trở lại nhanh chóng.
3. Bật đèn sáng
Nếu bạn vừa tỉnh giấc và bật đèn, ánh sáng đèn làm cho trạng thái tinh thần và thể chất sẽ được kích hoạt ngay lập tức. Vào ban đêm, ánh sáng nên được giữ ở mức độ sáng tối thiểu, điều này không chỉ giúp mọi người dễ ngủ trở lại mà còn không gây trở ngại cho những người khác đang ngủ.
4. Xem đồng hồ
Sau khi thức dậy vào giữa đêm, việc xác nhận lại thời gian sẽ khiến cho bạn trở nên lo lắng hơn, và áp lực gấp đôi khi ngủ trở lại, đồng thời thời gian ngủ còn lại sẽ gây ra những trở ngại về tâm lý. Do đó, miễn là chuông báo thức không kêu, bạn đừng giữ thói quen nhìn vào đồng hồ, cách này cũng sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn