Tổng quan về bệnh suy tuyến yên là gì?

15:05 | 06/03/2020;
Tuyến yên là tuyến có chức năng nội tiết lớn nhất của cơ thể, khi tuyến yên bị suy giảm chức năng hoạt động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

1. Suy tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể chúng nằm ở hố yên tại não, tuyến yên có mối quan hệ mật thiết với các tuyến nội tiết và ngoại tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục,…Không chỉ vậy, tuyến yên còn tham gia vào quá trình cân bằng nước điện giải, tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp, các chức năng tình dục, trao đổi chất cơ bản… Khi chức năng của tuyến yên bị suy giảm thì tất cả các tuyến và các chức năng này đều bị ảnh hưởng.

Suy tuyến yên được hiểu đơn giản là tình trạng tuyến yên bị suy giảm đi chức năng hoạt động của mình, điều này dẫn tới việc thiếu hụt một số loại hormone mà tuyến yên chịu trách nhiệm bài tiết và chi phối. Số người bệnh mắc suy tuyến yên trên toàn thế giới không nhiều, theo ước tính có khoảng 46/100.000 trường hợp suy tuyến yên nhưng khi mắc bệnh thì hậu quả mà căn bệnh này gây ra là rất lớn.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-1

Giãi phẫu sinh lý tuyến yên

2. Dấu hiệu bệnh suy tuyến yên là gì?

Suy tuyến yên hầu như không có bất cứ một dấu hiệu nào cho tới khi bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân bắt đầu với các dấu hiệu đột ngột, bệnh nhân mắc suy tuyến yên có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

- Đau đầu, mờ mắt, cứng cổ thậm chí là tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.

- Các dấu hiệu của bệnh suy tuyến yên sẽ phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ quan mà tuyến yên tác động vào.

Khi suy tuyến yên ảnh hưởng tới tuyến giáp: Người bệnh sẽ thấy dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, đầy hơi và tăng cân,… Dấu hiệu này cũng thay đổi tùy thuộc vào từng tình trạng suy tuyến yên ở từng người bệnh.

Khi suy tuyến yên ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục: Đối với nam giới có thể gây nên tình trạng rối loạn cương dương, đau tinh hoàn,… còn đối với nữ giới khi suy tuyến yên người bệnh có cảm giác đau âm đạo, khô và đau khi giao hợp, thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt,…

Khi suy tuyến yên ảnh hưởng tới tuyến thượng thận: Suy tuyến yên cũng ảnh hưởng rất lớn tới tuyến thượng thận khiến cho người bệnh mệt mỏi, chóng mặt nhiều khi đứng, cảm thấy đau dạ dày, đau vùng bụng,…Khi trẻ em mắc bệnh suy tuyến yên còn có thể bị chậm lớn, chậm phát triển chiều cao,…

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-2

Suy tuyến yên hầu như không có bất cứ một dấu hiệu nào cho tới khi bệnh trở nên nặng hơn

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh

3.1. Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến yên là gì?

- Suy tuyến yên chủ yếu đến từ các bệnh lý làm suy giảm đi lượng hormone trong cơ thể người bệnh.

- Các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên như: lao, nấm, nhiễm khuẩn mủ gây viêm não, bệnh giang mai, màng não, viêm động mạch thái dương, phồng động mạch cảnh, nghẽn mạch trong xoang, chấn thương sọ não gây chảy máu não,…

- Hoại tử tuyến yên sau sinh, những người bị hoại tử tuyến yên sau sinh thường xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tuần hoàn, chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn huyết,… Hoại tử tuyến yên sau sinh thường xuất hiện ở những người thường xuyên phá thai. Các bác sĩ cho rằng, nạo phá thai làm co thắt động mạch gây tắc nghẽn mạch máu tại tuyến yên gây hoại tử thùy trước tuyến yên.

3.2. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

- Những người có tiền sử băng huyết sau nạo phá thai hay sau sinh.

- Người có tiền sử chấn thương nền sọ.

- Người có khối u tuyến yên hay đã từng xạ trị tuyến yên.

- Có các khối u tuyến yên hoặc các khối u não khác chèn lên thùy dưới đồi.

- Những người có nhiễm trùng não, não úng thủy,…

- Những người có chấn thương, chảy máu tuyến yên.

- Những người bị đột quỵ, dị dạng bẩm sinh,…

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-3

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy tuyến yên

4. Phương pháp điều trị

Mục đích của việc điều trị suy tuyến yên là tránh hết mức những tác động xấu của thuốc tới thể trạng người bệnh và hạn chế những biến chứng mà suy tuyến yên có thể gây ra cho người bệnh. Bệnh nhân điều trị suy tuyến yên đúng cách có thể giúp thể trạng người bệnh được nâng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đi các nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, cơ xương khớp,…

Để đưa ra phương pháp điều trị nội khoa hay còn gọi là điều trị bằng thuốc hay phương pháp điều trị bằng phẫu thuật các bác sĩ sẽ cần cân nhắc về thể trạng người bệnh, đặc tính và kích thước của khối u,… Dưới đây là hai phương pháp điều trị suy tuyến yên phổ biến nhất hiện nay:

4.1. Điều trị bằng các loại hormone thay thế tuyến yên

Đối với những bệnh nhân suy tuyến yên, để làm giảm đi những tác động xấu khi cơ thể bị thiếu hụt hormone các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại hormone thay thế, cụ thể như sau:

- Điều trị thiếu hụt ACTH: Thiếu hụt ACTH viết tắt của hormone kích thích vỏ thượng thận là adrenocorticotropic hormone, khi thiếu hụt đi lại Hormone nào có thể khiến cơ thể bị stress kéo dài, mất xương, đái tháo nhạt trung ương tiềm tàng,…

- Điều trị thiếu hụt TSH: TSH (Hormone kích thích tuyến giáp) khi hormone này bị thiếu hụt sẽ gây thiếu đi hormone tuyến giáp Thyroxin. Điều trị thiếu hụt TSH người bệnh sẽ được sử dụng các chế phẩm có chứa L-Thyroxin.

- Điều trị thiếu hụt LH và FSH: Hormone FSH là một trong những nội tiết tố sinh dục quan trọng đối với cơ thể của nữ giới, Hormone LH hay hormone tạo hoàng thể, việc điều trị bổ sung LH và FSH bị thiếu hụt sẽ tùy thuộc vào việc người bệnh có muốn sinh con hay không.

- Điều trị suy tuyến yên đối với nam giới: Điều trị bổ sung Testosteron nếu xuất hiện tình trạng suy sinh dục mà không có nhu cầu sinh sản. Nam giới điều trị suy sinh dục nhưng vẫn muốn có con sẽ được chỉ định dùng Gonadotropins hoặc Gonadotropin-Releasing Hormone (GnRH).

- Điều trị suy tuyến yên đối với phụ nữ: Cho điều trị Gonadotropin hoặc Pulsatile GnRH, thiếu hụt Gonadotropin do bệnh tuyến yên chỉ điều trị bằng Gonadotropin nếu người phụ nữ đó vẫn muốn sinh thêm con.

- Điều trị thiếu hụt GH: GH là một loại hormone trong máu có tác dụng làm cho cơ thể lớn lên. Người bệnh suy tuyến yên sẽ được sử dụng Humatrope, Nutropin, Serostim, và Genotropin để điều trị thiếu hụt GH.

- Điều trị thiếu hụt prolactin gây nên hiện tượng mất sữa sau sinh hầu như không điều trị bằng thuốc. Ngoài những loại thuốc điều trị trên, người bệnh cũng sẽ được sử dụng thêm vitamin hay các loại thuốc giúp nâng cao thể trạng.

4.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến yên được đặt ra khi bệnh nhân có suy tuyến yên có sự phát triển bất thường ở các mô tuyến yên.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-5

Điều trị bằng các loại hormone thay thế tuyến yên

5. Biến chứng suy tuyến yên

Tuyến yên là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể nên khi suy tuyến yên người bệnh sẽ thấy xuất hiện một loạt các biến chứng về sức khỏe như chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giảm chức năng tuyến giáp…

Suy tuyến yên còn có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh khi có đợt suy cấp tuyến yên hay xuất huyết tuyến yên. Xuất huyết tuyến yên hay còn gọi là ngập máu tuyến yên là một tình trạng cấp cứu có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải được điều trị bằng corticosteroid và có thể là cả phẫu thuật.

Suy tuyến yên còn gây thiếu hụt một loạt các hormone gây những biến chứng khó lường đối với sức khỏe, cụ thể như sau:

- Thiếu hormone hướng sinh dục: Hormone hướng dục gồm LH và FSH, LH và FSH có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, ảnh hưởng đến sự sinh sản.

- Thiếu hormone kích thích tuyến giáp (TSH), gây suy giáp.

- Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận (corticotropin, ACTH…) gây một loạt các bệnh lý như đái tháo đường, suy thận, viêm loét dạ dày,…

- Thiếu hormone tăng trưởng(GH): Thiếu hormone tăng trưởng(GH)nếu xảy ra trước tuổi dậy thì sẽ gây chậm tăng trưởng. Người trưởng thành cũng bị ảnh hưởng.

- Thiếu hormone vĩnh viễn: Khi người bệnh mắc suy tuyến yên hoặc có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u ở tuyến yên có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến việc sản xuất ra hormone, và có thể sẽ khiến bạn cần phải sử dụng các loại thuốc thay thế hormone suốt đời.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-11

Suy tuyến yên người bệnh sẽ thấy xuất hiện một loạt các biến chứng về sức khỏe

6. Phòng tránh bệnh suy tuyến yên

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy tuyến yên như những người có tiền sử chấn thương vùng nền sọ, những người có tiến hành xạ trị vùng dưới đồi – tuyến yên những người từng phẫu thuật tuyến yên, những người có tiền sử băng huyết sau sinh,… cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để phát hiện và điều trị sớm các rối loạn về chức năng của tuyến yên.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh suy tuyến yên bạn đọc cũng nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tuân thủ theo phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa về thời gian, liều lượng và đường dùng,…

Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ đối với những người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc suy tuyến yên cũng như thường xuyên kiểm tra nồng độ Hormone tuyến yên nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Khi bạn thấy các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, hoa mắt, sốt, buồn nôn, nôn hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào,… bạn cần đi khám ngay để kiểm tra tình trạng bệnh lý cũng như nồng độ Hormone tuyến yên.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-8

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để phát hiện và điều trị sớm các rối loạn về chức năng của tuyến yên

7. Cách ăn uống cho người mắc bệnh suy tuyến yên

7.1. Những thực phẩm nên ăn

- Rau lá xanh, rau bina, bông cải xanh,...

- Trái cây có múi: Cam, quýt,... giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể.

- Tỏi, gừng, nghệ, ớt chuông đỏ,...

- Tăng cường uống sữa chua để tăng cường sức đề kháng.

- Hạnh nhân, trà xanh đều có tác dụng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến yên hay suy tuyến yên.

- Điều chỉnh lối sống lành mạnh: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 – 60 phút/ngày với những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội…

Bệnh nhân mắc suy tuyến yên hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh của mình trong giới hạn cho phép và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-12

Rau xanh lá chứa một hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

7.2. Những thực phẩm nên tránh

- Thực phẩm chứa nhiều đường: Thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ gây hại cho làn da chúng còn khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – một trong những căn bệnh nội tiết có ảnh hưởng xấu tới tuyến yên.

- Rượu bia: Rượu bia không chỉ ảnh hưởng xấu tới gan thận của bạn mà chúng còn ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết tố trong cơ thể đặc biệt đối với tuyến yên.

- Thực phẩm cay: Nhóm thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu,… không nên sử dụng gần thời gian đi ngủ, tuy chúng giúp cho tình trạng bệnh xương khớp được cải thiện nhưng chúng cũng kích thích tuyến yên tăng cường hoạt động không cần thiết.

- Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng lớn muối natri, natri không chỉ khiến cơ thể giữ nước, mà còn khiến bệnh nhân bị chướng bụng. Hàm lượng muối quá cao còn có thể khiến cho người bệnh suy tuyến yên luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

- Caffeine: Caffeine sẽ không gây hại tới tuyến yên nếu bạn chỉ sử dụng 1 - 2 tách mỗi ngày nhưng khi sử dụng nhiều hơn số lượng này có thể kích thích tuyến yên hoạt động quá mức và cũng có thể kích thích làm tăng kích thước tuyến yên.

- Thực phẩm nướng: Thực phẩm nướng chứa lượng lớn đường glucose, fructose và galactose,…chúng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn ảnh hưởng xấu tới trục nội tiết tuyến yên – tuyến thượng thận.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-13

Không nên uống rượu bia khi bị suy tuyến yên

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh suy tuyến yên

Suy tuyến yên có chữa được không?

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ suy tuyến yên có chữa được không nhưng có một điều chắc chắn rằng suy tuyến yên có thể cải thiện được bằng việc sử dụng thuốc và có một chế độ ăn uống khoa học.

Suy tuyến yên có lây không?

Suy tuyến yên là một căn bệnh không lây nhiễm do suy tuyến yên là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết chứ không phải là bệnh lây truyền qua đường nước bọt hay lây truyền qua đường tình dục.

Suy tuyến yên có di truyền không?

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây suy tuyến yên, nên cũng không loại trừ nguyên nhân gây suy tuyến yên có tính chất di truyền và có liên quan tới gen. Các nhà khoa học đã liên hệ nhiều đột biến gen với nguy cơ cao hơn mắc bệnh suy tuyến yên. Tuy nhiên, không phải ai có đột biến gen cũng mắc bệnh suy tuyến yên, nhiều người bị bệnh suy tuyến yên mang một hoặc nhiều hơn các đột biến này.

Khó có thể tách biệt nguy cơ do lối sống với nguy cơ di truyền mắc suy tuyến yên. Lựa chọn lối sống có xu hướng ảnh hưởng từ gia đình cũng như những người mắc suy tuyến yên.

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-9

Suy tuyến yên có thể gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ

9. Các hình ảnh về bệnh suy tuyến yên

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-7

Suy tuyến yên gây nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ em

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-6

Suy tuyến yên khiến nữ giới mệt mỏi, suy nhược

Tổng quan về bệnh suy tuyến yên-4

Suy tuyến yên có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn