Bạn có một khoản vay dài hạn nhưng có dịp may tình cờ mang đến cơ hội trả dứt nợ trước một thời gian. Trong trường hợp này, nên “cắn răng” chịu phạt để trả nợ trước hạn hay chấp nhận tiếp tục trả nợ theo đúng khế ước?
Đây là vấn đề mà những người phải vay nợ ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn cho mình một giải pháp có lợi nhất.
Thông thường, một khoản vay với thời hạn trả nợ dài, có thể từ 10 đến 20 năm là khoản nợ khá lớn so với thu nhập bình thường của người vay. Khi lập hợp đồng, ngân hàng đã vạch sẵn một lộ trình thanh toán nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi trong từng khoảng thời gian cụ thể. Trong đó, những năm đầu, phần lớn khoản tiền trả nợ theo định kỳ sẽ nhằm “giải quyết” phần lãi suất, số nợ gốc chỉ được trừ rất ít. Ví dụ, với một hợp đồng vay nợ 200 triệu đồng trả trong 20 năm, thì khoảng 5-8 năm đầu tiên, số nợ gốc chỉ được trừ khoảng 10% - tức mỗi tháng chỉ được trừ vài trăm ngàn đồng. Những người “có kinh nghiệm” vay nợ ngân hàng thường gọi đây là khoảng thời gian mà người vay “nuôi ngân hàng là chủ yếu”.
Nếu tính toán một cách kỹ lưỡng, có thể thấy toàn bộ số tiền mà người vay phải trả cho ngân hàng trong khoảng thời gian này bằng hoặc thậm chí nhiều hơn khoản nợ gốc. Việc tiếp tục “nuôi nợ” sẽ buộc người vay phải bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để trả lãi suất trong vài năm tiếp theo, trong khi phần lãi gốc thì vẫn chưa giảm được bao nhiêu. Do đó, nếu “bất ngờ” có một khoản tiền đủ để trả nợ gốc vào lúc này, thì tốt nhất là bạn hãy cố gắng làm điều đó. Ngay cả khi chỉ có khoản tiền gần đủ trả nợ thì cũng nên trả dứt nợ. Tất nhiên, bạn sẽ phải chịu một khoản tiền phạt khoảng 2-3% tổng dư nợ nhưng chừng đó vẫn là rất nhỏ so với khoản lãi suất quá lớn mà bạn sẽ phải trả trong tương lai, nếu không kịp thời trả dứt nợ.
Việc cố gắng trả dứt nợ trước thời hạn càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh giá trị đồng tiền Việt Nam những năm gần đây (và có thể trong vài năm tới) vẫn giữ ở mức ổn định. Điều này khác hẳn với bối cảnh lạm phát tăng cao như những năm trước, việc kéo dài thời hạn vay có thể giúp người vay giải quyết được những vấn đề cấp thiết khi giá trị đồng tiền còn tương đối lớn và sẽ trả nợ khi giá trị đồng tiền có chiều hướng sụt giảm (so với ngoại tệ hay vàng thì người vay có thể được hưởng lợi).
Tuy nhiên, nếu như thời hạn vay nợ đã đi được quá nửa chặng đường thì ý định trả dứt nợ trước thời hạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng hơn. Bởi đây là lúc mà tỉ lệ lãi suất trong tổng số tiền trả nợ theo định kỳ của người vay đang trên đà giảm mạnh, tức phần lãi gốc sẽ được trừ đi ngày một nhiều hơn, dần chiếm tỉ lệ áp đảo. Lúc này, thực tế là người vay đã vượt qua giai đoạn “khốn khổ” nhất, đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn (so với giá trị khoản nợ gốc) để trả lãi suất và phần nợ gốc có thể đã được giảm xấp xỉ 50%. Nếu như việc trả nợ 1 lần và chịu phạt có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình người vay thì hãy chọn giải pháp trả nợ dần và tiếp tục chịu lãi suất ở mức “có thể chấp nhận được”.
Song, nếu việc trả nợ không gây ảnh hưởng lớn và có thể “vui lòng” chấp nhận khoản tiền phạt, thì trả dứt nợ trước hạn vẫn là phương án tối ưu. Bởi sau khi đã trả dứt nợ, ngoài việc hàng tháng không phải trích một phần thu nhập thường xuyên để trả nợ, không phải “gánh” lãi suất, người vay còn thoát được nỗi ám ảnh của “kẻ mắc nợ”, có được một tâm lý thoải mái để có thể tập trung đầu tư cho những kế hoạch, dự định trong tương lai.
Đây là vấn đề mà những người phải vay nợ ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn cho mình một giải pháp có lợi nhất.
Thông thường, một khoản vay với thời hạn trả nợ dài, có thể từ 10 đến 20 năm là khoản nợ khá lớn so với thu nhập bình thường của người vay. Khi lập hợp đồng, ngân hàng đã vạch sẵn một lộ trình thanh toán nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi trong từng khoảng thời gian cụ thể. Trong đó, những năm đầu, phần lớn khoản tiền trả nợ theo định kỳ sẽ nhằm “giải quyết” phần lãi suất, số nợ gốc chỉ được trừ rất ít. Ví dụ, với một hợp đồng vay nợ 200 triệu đồng trả trong 20 năm, thì khoảng 5-8 năm đầu tiên, số nợ gốc chỉ được trừ khoảng 10% - tức mỗi tháng chỉ được trừ vài trăm ngàn đồng. Những người “có kinh nghiệm” vay nợ ngân hàng thường gọi đây là khoảng thời gian mà người vay “nuôi ngân hàng là chủ yếu”.
Phương án tốt nhất là nên trả dứt nợ trước hạn. Ảnh minh họa
Việc cố gắng trả dứt nợ trước thời hạn càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh giá trị đồng tiền Việt Nam những năm gần đây (và có thể trong vài năm tới) vẫn giữ ở mức ổn định. Điều này khác hẳn với bối cảnh lạm phát tăng cao như những năm trước, việc kéo dài thời hạn vay có thể giúp người vay giải quyết được những vấn đề cấp thiết khi giá trị đồng tiền còn tương đối lớn và sẽ trả nợ khi giá trị đồng tiền có chiều hướng sụt giảm (so với ngoại tệ hay vàng thì người vay có thể được hưởng lợi).
Tuy nhiên, nếu như thời hạn vay nợ đã đi được quá nửa chặng đường thì ý định trả dứt nợ trước thời hạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng hơn. Bởi đây là lúc mà tỉ lệ lãi suất trong tổng số tiền trả nợ theo định kỳ của người vay đang trên đà giảm mạnh, tức phần lãi gốc sẽ được trừ đi ngày một nhiều hơn, dần chiếm tỉ lệ áp đảo. Lúc này, thực tế là người vay đã vượt qua giai đoạn “khốn khổ” nhất, đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn (so với giá trị khoản nợ gốc) để trả lãi suất và phần nợ gốc có thể đã được giảm xấp xỉ 50%. Nếu như việc trả nợ 1 lần và chịu phạt có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình người vay thì hãy chọn giải pháp trả nợ dần và tiếp tục chịu lãi suất ở mức “có thể chấp nhận được”.
Song, nếu việc trả nợ không gây ảnh hưởng lớn và có thể “vui lòng” chấp nhận khoản tiền phạt, thì trả dứt nợ trước hạn vẫn là phương án tối ưu. Bởi sau khi đã trả dứt nợ, ngoài việc hàng tháng không phải trích một phần thu nhập thường xuyên để trả nợ, không phải “gánh” lãi suất, người vay còn thoát được nỗi ám ảnh của “kẻ mắc nợ”, có được một tâm lý thoải mái để có thể tập trung đầu tư cho những kế hoạch, dự định trong tương lai.