Thực tế viêm phế quản cấp không có nhiều dấu hiệu đặc trưng và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác chẳng hạn như cảm cúm, sốt,... vì thế mà người bệnh thường chủ quan không thăm khám ngay từ lúc bệnh còn nhẹ. Chính vì thế mà việc tìm hiểu viêm phế quản cấp có nguy hiểm không, có chữa được không đóng một vai trò quan trọng.
Trước khi đi trả lời cho câu hỏi "viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?" bạn cần biết được viêm phế quản cấp là gì.
Viêm phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc khá phổ biến, đặc trưng tổn thương là sự viêm nhiễm cấp tính niêm mạc phế quản mà trước đó không có tổn thương xảy ra. Bệnh có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, hóa chất,... Tuy nhiên vi khuẩn và virus là nguyên nhân thường gặp, nguyên nhân virus chiếm đến 90% trường hợp bệnh.
Viêm phế quản cấp diễn biến cấp tính và thường được biểu hiện bằng một số triệu chứng như sốt nhẹ hoặc trung bình dưới 38,5oC (nhưng cũng có những trường hợp sốt cao), khó thở, sổ mũi, hắt hơi, ho, khạc đờm,...
Viêm phế quản cấp tuy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người già và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không luôn là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm. Vậy viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Có đáng lo như viêm phế quản mãn tính không?
Trên thực tế, viêm phế quản cấp xảy ra thường là do nguyên nhân virus, vì vậy bệnh có tiên lượng khá tốt và có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày nếu điều trị đúng phác đồ và bệnh nhân có sự tuân thủ tốt đối với chỉ định điều trị.
Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản cấp có sự biểu hiện các triệu chứng không quá điển hình, vì vậy rất có thể gây chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác ở đường hô hấp như viêm họng, hen phế quản,... Điều này khiến quá trình điều trị diễn ra không kịp thời và đúng cách, dễ gây nên nhiều hậu quả khác nhau.
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu viêm phế quản cấp không được điều trị đúng có thể kể đến như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản, bội nhiễm, viêm phế quản mãn tính,... Và khi các biến chứng của viêm phế quản cấp đã xảy ra thì quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
Do vậy, đối với câu hỏi "viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?" thì câu trả lời chính là đây là một căn bệnh nguy hiểm, do đó cần được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời bằng đúng phương pháp.
Do bệnh viêm phế quản cấp chủ yếu do nguyên nhân virus gây nên, do đó vấn đề điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng các phương pháp điều trị triệu chứng và nâng đỡ thể chất cho bệnh nhân mà không cần điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Các nhóm thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm phế quản cấp có thể kể đến là các loại dung dịch bù nước và điện giải, thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, long đờm,...
Ngoài ra, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh viêm phế quản cũng là nội dung quan trọng để có thể nâng cao thể chất và sức đề kháng, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
Vấn đề sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phế quản cấp cũng là một vấn đề có thể được xem xét trong quá trình điều trị, bởi kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Vì thế, chỉ khi bệnh nhân có các biểu hiện của bội nhiễm (bệnh kéo dài, thay đổi màu sắc đờm,...) thì kháng sinh mới được đưa vào sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ về câu trả lời cho vấn đề bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không mà người bệnh thắc mắc. Để giảm thiểu các nguy hiểm từ bệnh viêm phế quản, hãy đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng xảy ra để được thăm khám, thực hiện điều trị đúng và kịp thời bởi bác sĩ có chuyên môn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn