Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam

22/09/2022 17:01

Sáng ngày 22/9/2022, tại chùa Đại Từ Ân (Đan Phượng, Hà Nội), Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Trước yêu cầu ngày càng cao về việc tìm hiểu, sưu tầm, bảo quản, khai thác, nghiên cứu khoa học, phục vụ đào tạo, góp phần vào sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đã ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam. Trung tâm thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đặt tại chùa Đại Từ Ân, huyện Đan Phương, Hà Nội.

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam được thành lập theo quyết định số 72/QĐ-PVNCPHVN với 32 thành viên do Thượng tọa Thích Tiến Đạt làm Giám đốc Trung tâm. Cùng với đó là quyết định thành lập Hội đồng cố vấn Khoa học với 15 thành viên là Chư tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội Phật giáo cùng nhiều Giáo sư, Nhà nghiên cứu uy tín tham gia vào Hội đồng.

Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam thúc đẩy việc hoằng dương Phật pháp  - Ảnh 1.

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội (bên phải) trao Quyết định cho các ủy viên Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam được thành lập sau nhiều năm ấp ủ ý tưởng xây dựng một trung tâm tư liệu nhằm mục đích sưu tầm các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn là nơi bảo quản, nghiên cứu phát huy giá trị của nguồn tư liệu, phục vụ đào tạo cho các tăng, ni, phật tử, học viên, sinh viên về Phật giáo nói chung và các kiến thức liên ngành liên quan đến Phật giáo nói riêng.

Trong bài phát biểu tại lễ ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng, tiến sĩ Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học nhấn mạnh: Phật giáo Việt Nam kể từ khi được truyền bá, lan tỏa và phát triển đến nay đã trải qua hơn hai thiên niên kỷ. Trong quá trình đó, mỗi giai đoạn đều có những thành tựu, mốc son phát triển và những dấu ấn riêng và đã có những di sản vật thể, phi vật thể quý báu đại diện cho các thời kỳ phát triển của Phật giáo Việt Nam. Đó là tập hợp những di sản như kinh sách, hệ thống các cơ sở thờ tự, cảnh quan kiến trúc, mỹ thuật biểu tượng, di văn, di vật, văn hóa, văn học, pháp khí… Có thể nói nguồn tư liệu liên quan đến Phật giáo là hết sức phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại hình có giá trị biểu tượng, giá trị lịch sử, khảo cổ… đối với Phật giáo nước nhà.

Tuy nhiên, trải qua bao phen binh lửa, thiên tai, thời tiết nhiều tư liệu đã bị hư hỏng, mất mát. Nhiều chùa xưa, kinh sách, khoa cúng các tổ, bia đá đã bị mai một. Chính vì những lý do đó nên rất cần phải có một Trung tâm tư liệu có đủ nguồn lực và ý chí quyết tâm để sưu tầm các nguồn tư liệu Phật giáo, nhằm phát hiện, lưu giữ những gì đang còn, phát hiện và tái tạo, khôi phục những gì có thể làm được trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam thúc đẩy việc hoằng dương Phật pháp  - Ảnh 3.

Ban lãnh đạo Trung tâm ra mắt.

Các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam là di sản lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng. Đây là nguồn tài sản tri thức lớn của các bậc tôn túc tiền bối qua các thời kỳ đã dày công để lại, chứa đựng nhiều lớp thông tin có giá trị to lớn về văn hóa, tôn giáo, xã hội, tín ngưỡng, văn hiến, lịch sử, kiến trúc...

Việc ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam không chỉ góp phần thu thập, lưu trữ bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị của khối tư liệu Phật giáo mà còn thúc đẩy việc hoằng dương Phật pháp, lưu giữ và phát huy truyền thống văn hiến và giá trị to lớn của văn hóa Phật giáo nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung.

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam có trên 120 thành viên, cộng tác viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về công tác sưu tầm, tái tạo, khảo cổ, bảo quản - lưu trữ, nghiên cứu và khai thác dữ liệu, tư liệu Phật giáo, đặc biệt và trước hết là nguồn tư liệu về Phật giáo các tỉnh miền Bắc.

Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam thúc đẩy việc hoằng dương Phật pháp  - Ảnh 4.

Các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam là di sản lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng.

Trong khuôn khổ buổi ra mắt, ban tổ chức đã giới thiệu Đề án thành lập Trung tâm tư liệu Phật giáo, Bộ nhận diện Thương hiệu cùng kế hoạch hoạt động 05 năm 2023-2028. Theo đó, trong năm 2022 sẽ tổ chức ra mắt; xây dựng dự án công nghệ thông tin truyền thông phục vụ Trung tâm; thực hiện số hóa tự liệu tại các tự viện…

Các năm tiếp đó sẽ kiện toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, tổ chức các cuộc hội thảo về tư liệu Phật giáo; xây dựng các Văn phòng Trung tâm vệ tinh tại 05 khu vực có nguồn tư liệu lớn như Hải Dương, Thanh Hoá, Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên; Xây dựng chương trình liên kết đào tạo với Viện Trần Nhân Tông tổ chức các lớp Hán Nôm, Kinh điển…

Định hướng phát triển của Trung tâm

- Sưu tầm quản lý tư liệu Phật giáo Việt Nam

- Sưu tầm, bảo quản các loại hình tư liệu về Phật giáo Việt Nam như: tài liệu số hóa, tài liệu dạng phẳng, tài liệu hình khối, tài liệu âm thanh, video,… áp dụng kỹ thuật tiên tiến để bảo quản, tu bổ phục chế tư liệu liên quan.

- Tổ chức khai thác, sử dụng, phát huy giá trị của tư liệu.

- Trưng bày, công bố các tư liệu quý hiếm.

- Tổ chức nghiên cứu, biên dịch, xuất bản các công trình liên quan.

Nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu tư liệu, nghiên cứu các hướng khai thác tư liệu Phật giáo Việt Nam.

- Tham mưu đề xuất thực hiện các đề tài, dự án liên quan đến khai thác, sử dụng tư liệu hiệu quả.

- Tổ chức và phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học, các hội thảo, hội nghị liên quan.

- Công bố và xuất bản các nghiên cứu về tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Hoạt động phục vụ đào tạo liên kết

- Tổ chức hoạt động phục vụ đào tạo kiến thức theo chuyên đề, dự án hợp tác, trao đổi học viên.

- Tổ chức bồi dưỡng các khóa học ngắn hạn, dài hạn cho các tăng ni, học viên các trường thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xử lý, khai thác tư liệu.

Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu tư liệu Phật giáo Việt Nam

- Hợp tác, chia sẻ, kết nối với các trung tâm lưu trữ, thư viện, viện nghiên cứu và các trường đại học, các chùa, tịnh thất, cơ sở thờ tự, di tích để sưu tầm, khai thác tư liệu Phật giáo Việt Nam.

- Kết nối các chuyên gia về Phật giáo Việt Nam, các tác giả, các diễn giả nói chuyện chuyên đề, giới thiệu tư liệu…

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các thành quả về công tác sưu tầm tư liệu Phật giáo Việt Nam.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về công tác sưu tầm, khai thác, bảo quản, phục chế tư liệu với các cá nhân, đơn vị, tổ chức, trong và ngoài nước.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.