Sắc màu Tết muôn nơi

31/01/2022 14:31

Vòng quanh thế giới để xem phong tục đón Tết ở các nước thú vị ra sao.

Châu Âu

Để đón mừng năm mới, người dân Đan Mạch thường có truyền thống ném bát, đĩa không dùng đến quanh nhà hàng xóm hoặc bạn bè, đứng lên ghế và nhảy xuống vào lúc nửa đêm để cầu may mắn cho năm mới.

Estonia, theo truyền thống, mọi người sẽ ăn 7, 9, hoặc 12 bữa ăn vào ngày đầu năm mới với hy vọng một năm mới sung túc, no đủ. Chính vì vậy, 7, 9 và 12 cũng được coi là những con số may mắn nhất ở quốc gia này.

Người dân Ireland thường dọn dẹp nhà sạch sẽ trước khi đón năm mới. Gần đến nửa đêm, mọi người ném bánh mì vào tường để xua đuổi tà ma, sau đó tưởng nhớ về gia đình và những người thân đã khuất vào đêm giao thừa. Đặc biệt những người độc thân thường đặt cành tầm gửi, cây ô rô hay lá thường xuân dưới gối để mơ thấy vợ/chồng tương lai.

Scotland, hàng xóm thường đến thăm và trao nhau lời chúc để kỷ niệm lễ Hogmanay (lễ hội mừng năm mới của người Scotland). Họ tin rằng người nào đặt chân vào nhà mình đầu tiên sẽ là người mang theo may mắn, đặc biệt nếu đó là một người đàn ông cao to đẹp trai với mái tóc đen.

Đức, mọi người thường đốt một miếng chì hoặc thiếc nhỏ rồi đổ vào bát nước lạnh vào đêm giao thừa. Hình dạng của miếng chì sẽ dự đoán một năm sắp tới.

Sắc màu Tết muôn nơi - Ảnh 1.

Tây Ban Nha, người dân có truyền thống ăn 12 quả nho đúng vào đúng lúc nửa đêm. Mỗi quả nho đại diện cho một điều ước, nếu ăn hết cả 12 quả, mọi điều ước mơ sẽ thành hiện thực! Một phong tục khác là mặc đồ lót theo màu, mỗi màu tượng trưng cho một hy vọng khác nhau trong năm mới.

Châu Phi

Nam Phi, người dân có phong tục ném đồ đạc cũ ra cửa sổ và ra đường để đón năm mới. Ngoài ra, ở đây thường tổ chức những màn bắn pháo hoa tuyệt vời và các bữa tiệc thâu đêm suốt sáng. Trong khi đó, Ethiopia đón năm mới vào 11/9 thay vì ngày 1/1 như phần lớn các quốc gia khác. "Năm mới" trong tiếng Ethiopia có nghĩa là "món quà của đồ trang sức", và ngày 11/9 là ngày Nữ hoàng Sheba đi du ngoạn và được tặng đồ trang sức khi trở về. Còn ở Nigeria, KenyaZimbabwe thường tổ chức các bữa tiệc, lễ hội âm nhạc lớn để đón năm mới. Mọi người cùng nhau ra đường, hòa vào không khí sôi động của năm mới.

Châu Mỹ

Mexico đánh dấu thời điểm năm mới bằng cách hắt xô nước ra ngoài cửa sổ hay mở cửa trước để những điều không như ý của năm cũ qua đi. Các gia đình thường ném đồng xu xuống đất và quét chúng vào lại nhà với mong muốn một năm mới nhiều tài lộc.

Tương tự như các nền văn hóa Latinh khác, người dân Puerto Rico cũng hắt những xô nước ra cửa sổ để xua đuổi tà ma và ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa. Như ở Ireland, họ cũng làm sạch mọi thứ và đặc biệt là thường rải đường bên ngoài nhà để may mắn đến.

Người Canada đón năm mới với phong tục tắm nước lạnh vào ngày đầu năm mới. Ngoài ra, mọi người thường xây tuyết xung quanh nhà vì quan niệm núi tuyết có khả năng ngăn ma quỷ vào phá hoại.

Brazil, người dân thường đón năm mới với nước, việc nhảy qua 7 con sóng và ước 7 điều ước được cho là mang đến may mắn. Màu trắng thường phổ biến trong những ngày đầu năm vì mang lại may mắn và bình an.

Peru có phong tục đặc biệt đón năm mới là đặt ba củ khoai tây dưới ghế hoặc gầm giường: một củ gọt sạch vỏ, một củ gọt nửa vỏ và một củ chưa gọt vỏ. Vào nửa đêm, họ sẽ thò tay xuống và chọn ngẫu nhiên một củ khoai tây để dự đoán năm mới.

Đêm giao thừa, người Chile thường dành tưởng nhớ những người đã ra đi. Các gia đình mang theo đồ ăn nhẹ, đồ uống, đốt lửa cạnh các ngôi mộ của người đã khuất và ngủ tại nghĩa trang.

Châu Á

Philippines, hình tròn là biểu tượng cho sự thịnh vượng, vì vậy tiền xu hay các quả tròn tượng trưng cho may mắn trong năm mới. Họ thường đón năm mới với nhiều tiếng ồn như tiếng còi, nhạc, tiếng pháo để xua đuổi xui xẻo và tà ma. Trước khi đồng hồ điểm nửa đêm, tất cả các cửa sổ và cửa ra vào, bao gồm tủ, ngăn tủ và ngăn kéo sẽ được mở để vận may đi vào.

Sắc màu Tết muôn nơi - Ảnh 2.

Thái Lan, ngày tết cổ truyền được gọi là Songkran, được tổ chức từ ngày 13 đến 15/4 theo Phật lịch. Thời gian này, mọi người lên chùa dâng hương, lễ Phật và thực hiện nghi lễ tắm Phật đầu năm nhằm tỏ lòng thành kính và cầu may cho năm mới.

Tết Nguyên đán ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc thường có biểu diễn lân sư rồng - điều đại diện cho tuổi thọ và giàu có. Người dân cũng đốt pháo để tạo ra tiếng động lớn xua đuổi tà ma, hay lì xì tiền trong phong bì màu đỏ nhằm mang đến may mắn cho nhau dịp đầu năm.

Sắc màu Tết muôn nơi - Ảnh 3.

Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc được gọi là Seollal. Vào đêm giao thừa, người dân xứ sở kim chi thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối. Ngày đầu năm mới, họ thường mặc hanbok, hành lễ trước tổ tiên để tỏ lòng tôn kính và ăn tteokguk, canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau.

Giao thừa, hay Oshogatsu ở Nhật Bản được đánh dấu bằng việc tất cả các chuông trên đất nước rung 108 lần. Điều này bắt nguồn từ niềm tin Phật giáo là mang lại sự sạch sẽ trong năm mới, mỗi hồi chuông đại diện cho một ham muốn trần tục hoặc tội lỗi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.