Singapore: Các nhóm tôn giáo ủng hộ Chính phủ bảo vệ định nghĩa về hôn nhân trong Hiến pháp

04/09/2022 14:31

Các nhóm tôn giáo ủng hộ quyết định của Chính phủ trong việc bãi bỏ luật hình sự hóa quan hệ tình dục giữa nam giới trong mục 377A của Bộ luật Hình sự và sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ định nghĩa hôn nhân giữa nam và nữ.

Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh hôm 21/8, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Chính phủ sẽ bãi bỏ luật hình sự hóa quan hệ tình dục giữa nam giới ở mục 377A của Bộ luật Hình sự nhưng sẽ sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ định nghĩa hôn nhân là giữa nam và nữ.

Ông Lý nói: "Tôi tin rằng đây là điều đúng đắn và hầu hết người dân Singapore sẽ chấp nhận nó. Điều này sẽ khiến luật pháp trở nên phù hợp hơn với các vấn đề xã hội hiện tại, và tôi hy vọng nó sẽ mang lại một số hỗ trợ cho những người Singapore đồng tính".

Ngay cả khi bãi bỏ mục 377A, thủ tướng nhấn mạnh rằng Chính phủ sẽ bảo vệ định nghĩa hôn nhân là giữa nam và nữ. Với động thái này, các nhóm tôn giáo ở Singapore bày tỏ sự ủng hộ trước quyết định của Chính phủ trong khi một số lo ngại việc bãi bỏ mục 377A sẽ ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

Bảo vệ định nghĩa hôn nhân 

Hội đồng Quốc gia các Nhà thờ Singapore (NCCS) cho biết họ đánh giá cao sự đảm bảo của Chính phủ trong việc duy trì và bảo vệ thể chế hôn nhân khi bãi bỏ luật hình sự hóa quan hệ tình dục giữa nam giới, một tuyên bố gần đây cho biết.

NCCS tán thành quyết định này của Chính phủ do những "rủi ro đáng kể" về việc luật vi phạm quy định Bảo vệ bình đẳng trong Hiến pháp. Tuy nhiên, hội đồng đã kêu gọi Chính phủ thể hiện rõ định nghĩa về hôn nhân trong Hiến pháp và tuyên bố rằng chỉ những cuộc hôn nhân như vậy mới được công nhận ở Singapore.

Singapore: Các nhóm tôn giáo ủng hộ Chính phủ bảo vệ định nghĩa về hôn nhân trong Hiến pháp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, Tổng giáo phận Công giáo La Mã Singapore cho biết, cần phải tôn trọng và định nghĩa rõ hôn nhân là giữa nam và nữ trong Hiến pháp trước khi bỏ mục 377A. "Nếu không, chúng ta sẽ đi một con đường trơn trượt không thể quay lại, làm suy yếu kết cấu của một xã hội vững mạnh vốn được thành lập trên nền tảng của gia đình và hôn nhân toàn diện", tuyên bố viết.

Tổng giáo phận Công giáo La Mã Singapore cho biết họ không tìm cách hình sự hóa cộng đồng LGBTQ. "Tuy nhiên, chúng tôi tìm kiếm sự bảo vệ của gia đình và hôn nhân theo quy luật tự nhiên; và quyền của chúng tôi để không bị cản trở khi dạy và thực hành chúng. Chúng ta không được phép phân biệt đối xử với những xác định hôn nhân là giữa nam và nữ".

Nazirudin Mohd Nasir, học giả Hồi giáo Singapore, cho biết việc bãi bỏ mục 377A là một vấn đề xã hội rất phức tạp và là một "hành động cân bằng khó khăn" đối với tất cả mọi người, bao gồm cả Chính phủ và các nhóm tôn giáo.

Nasir cho biết đối với các nhóm tôn giáo như cộng đồng Hồi giáo, các giá trị tôn giáo và giáo lý của họ vẫn không đổi và vẫn tiếp tục định hướng mọi người ngay cả khi luật pháp thay đổi. "Chúng tôi hy vọng những người không đồng ý với quan điểm của chúng tôi về đồng tính và hôn nhân có thể hiểu tại sao các nhóm tôn giáo như cộng đồng Hồi giáo lại muốn bảo vệ và củng cố thể chế hôn nhân. Chúng tôi rất vui khi chính phủ biểu lộ sẽ làm như vậy", ông nói.

Theo Chủ tịch Ban cố vấn đạo Sikh Malminderjit Singh, các nhà lãnh đạo đạo Sikh cho rằng hôn nhân theo quy tắc của đạo Sikh nên là giữa một người nam và một người nữ. "Đồng thời, các giá trị quan trọng khác của đạo Sikh bao gồm các giá trị của tình yêu, lòng trắc ẩn, bình đẳng và hòa nhập", ông nói.

Hòa thượng Seck Kwang Phing, chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Singapore, cho rằng việc định nghĩa rõ về hôn nhân trong Hiến pháp sẽ là một động thái đúng đắn để ngăn chặn nhiều thách thức liên quan đến kiện tụng gây chia rẽ trong xã hội. "Tôi nghĩ rằng người dân Singapore đã yên tâm và chuẩn bị để hòa nhập hơn; đồng thời tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt để họ có thể thể hiện lòng trắc ẩn của mình với người khác", hòa thượng nói.

Hội đồng cố vấn Ấn Độ giáo cũng lên tiếng ủng hộ quyết định của Chính phủ trong việc bảo vệ định nghĩa hôn nhân là giữa nam và nữ. Chủ tịch hội đồng Rajan Krishnan cho biết: "Chúng tôi tin rằng thể chế hôn nhân phải là giữa một người nam và một người nữ và điều đó cần được bảo vệ. Bất kỳ động thái nào nhằm chính thức hóa, củng cố và bảo vệ định nghĩa này về hôn nhân, tức là giữa nam và nữ, đều được hoan nghênh".

Đối với việc bãi bỏ mục 377A, hội đồng đồng ý với quyết định của Chính phủ vì hành vi của các cá nhân "là quyền riêng của họ, miễn là đối tác sẵn sàng, đồng ý và không bị ép buộc".

Giáo hội Giám lý ở Singapore bày tỏ quan điểm: "Thật vui mừng khi biết rằng hôn nhân vẫn sẽ là giữa nam và nữ. Vì lợi ích của thế hệ tương lai, chúng ta cần được cam đoan rằng điều này sẽ không bao giờ thay đổi". Họ cho biết việc bãi bỏ mục 377A là "không được xem nhẹ", đồng thời kêu gọi sự thống nhất và đối thoại mang tính xây dựng.

Quan ngại khi bãi bỏ mục 377A

Mặc dù Liên minh các Giáo hội Ngũ tuần & Đặc sủng Singapore (APCCS) hoan nghênh động thái sửa đổi Hiến pháp của Chính phủ, nhưng họ bày tỏ sự thất vọng về quyết định bãi bỏ mục 377A. Trong một tuyên bố trên trang web của mình, APCCS, đại diện cho hơn 80 nhà thờ địa phương, nhắc lại lời kêu gọi Chính phủ xem xét cẩn thận tác động "sâu rộng" đối với các chính sách liên quan đến hôn nhân, gia đình, giáo dục và nhà ở.

Chủ tịch APCCS Yang Tuck Yoong cho biết: "Bãi bỏ mục 377A là một quyết định cực kỳ đáng tiếc, nó sẽ có tác động sâu sắc đến nền văn hóa của con em chúng ta và thế hệ tương lai của người Singapore. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng chính phủ đang tìm cách mang lại sự cân bằng giữa nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này".

Hội chúng của Ðức Chúa Trời (AG) Singapore gồm 48 nhà thờ cho biết họ thất vọng với quyết định bãi bỏ mục 377A. Đức cha Dominic Yeo nói: "Việc bãi bỏ 377A chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có những hậu quả mang tính thế hệ và tác động lâu dài từ điều này đang đe dọa nền tảng xã hội của quốc gia chúng ta".

Nguồn: www.channelnewsasia.com

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.