Theo đó, tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ sẽ tập trung thông tin tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống BLGĐ, góp phần bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống BLGĐ. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức thực hiện tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. |
Số liệu nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam về BLGĐ cho thấy, 58% số phụ nữ được hỏi cho biết họ đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức BLGĐ (bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục); 50% số người bị bạo lực chưa từng dám thổ lộ về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng, 87% nạn nhân chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công.
Còn theo thống kê mới nhất từ Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm 2013, cả nước đã xảy ra 29.095 vụ BLGĐ, năm 2014 là 21.848 vụ, 6 tháng đầu năm 2015 là 13.063 vụ… Việc thực hiện.
"Tháng hành động quốc gia phòng, chống BLGĐ" là một trong những giải pháp nhằm hạn chế, đẩy lùi tình trạng BLGĐ ở Việt Nam.