Thủy đậu giai đoạn toàn phát: Nhận biết, cách xử lý và phòng ngừa biến chứng

Tiểu Quyên
16/01/2021 - 12:57
Thủy đậu giai đoạn toàn phát: Nhận biết, cách xử lý và phòng ngừa biến chứng
Thủy đậu giai đoạn toàn phát là thời điểm có nhiều đặc trưng rõ nét nhất của bệnh. Đây cũng là thời điểm cần lưu ý các biểu hiện của biến chứng thủy đậu.

Thủy đậu giai đoạn toàn phát là thời điểm cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu rõ ràng của bệnh như: phát ban mụn nước lan rộng, khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu. 

Đây cũng là giai đoạn cần theo dõi biểu hiện có biến chứng của căn bệnh này.

Dấu hiệu và cách điều trị thủy đậu giai đoạn toàn phát - Ảnh 1.

Thủy đậu giai đoạn toàn phát thời điểm cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu rõ ràng của bệnh - Ảnh: WebMD

1. Biểu hiện lâm sàng của thủy đậu giai đoạn toàn phát

Thủy đậu giai đoạn toàn phát bắt đầu bằng sự phát triện mạnh mẽ của các mụn nước, kích thước khoảng bằng hạt đậu. Các phát ban này bắt đầu sẽ dưới dạng các chấm đỏ nhỏ trên mặt, da đầu, thân người; sau đó lan dần đến cánh tay và chân. Các mụn nước có chiều hướng lan rộng khá nhanh chóng, bao phủ toàn bộ cơ thể chỉ trong vòng khoảng 10 tiếng đồng hồ.

Các phát ban dạng mụn nước ở bệnh thủy đậu giai đoạn toàn phát cũng có thể lan sang một số bộ phận trên cơ thể thường ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm trùng như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mí mắt, da đầu, bộ phận sinh dục và hậu môn.

Nhiều mụn nước thủy đậu giai đoạn toàn phát sẽ có dấu hiệu phát triển thành các mụn nước lớn hơn và có màu đục hơn. Thường người bệnh thủy đậu ở giai đoạn này sẽ gặp phải tình trạng ngứa rất dữ dội.

Khi nhiễm trùng tiến triển nặng hơn, các mụn nước sẽ hình thành mủ ở bên trong. Dịch mủ này được ghi nhận bao gồm vi khuẩn kết hợp với các tế bào bạch cầu, dịch cơ thể và các mảnh vụn mô.

Vì thế việc vệ sinh mụn nước đúng cách cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo Cách tắm, vệ sinh cơ thể khi bị thủy đậu theo lời khuyên của chuyên gia này.

Dấu hiệu và cách điều trị thủy đậu giai đoạn toàn phát - Ảnh 2.

Thủy đậu giai đoạn toàn phát bắt đầu bằng sự phát triện mạnh mẽ của các mụn nước - Ảnh: Meidum

2. Cách điều trị thủy đậu giai đoạn toàn phát

Thông thường, bác sĩ sẽ không kê thuốc cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu vì căn bệnh này đa số sẽ tự khỏi sau 10 ngày. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng virus acyclovir cho những trường hợp có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đặc biệt là phụ nữ mang thai để đề phòng biến chứng cho thai nhi.

Về mức độ của thủy đậu đối với phụ nữ mang thai hay biến chứng nguy hiểm thai kỳ thể hiện đầy đủ qua bài viết: Thủy đậu ở phụ nữ mang thai: mức độ nguy hiểm và biện pháp dự phòng.

Acyclovir thường có hiệu quả nhất nếu được chỉ định bắt đầu sử dụng trong vòng 24 tiếng kể từ khi phát ban đầu tiên xuất hiện trên cơ thể.

Ngoài ra, thủy đậu giai đoạn toàn phát sẽ khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy. Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm ngứa:

- Tắm bột yến mạch

- Thoa kem dưỡng da calamine

- Cắt móng tay để tránh việc gãi gây tổn thương và nhiễm trùng da

- Làm mát da bằng khăn ẩm lạnh

- Mang găng tay mềm

- Mặc quần áo cotton rộng rãi

- Giữ phòng ngủ mát mẻ vào ban đêm

- Chỉ sử dụng xà phòng nhẹ khi tắm, thoa nhẹ thay vì chà xát và lau khô da bằng khăn mềm.

- Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamine uống sẽ được bác kê đơn để giảm ngứa và giúp ngủ ngon.

Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu giai đoạn toàn phát cần lưu ý hết sức cẩn trọng khi chà sát các mụn nước; thậm chí mụn nước có thể bị vỡ ra khi ma sát với quần áo. Việc các mụn nước bị vỡ ra sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu và cách điều trị thủy đậu giai đoạn toàn phát - Ảnh 3.

Thủy đậu giai đoạn toàn phát sẽ khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy - Ảnh: Heathline

3. Phòng ngừa biến chứng thủy đậu giai đoạn toàn phát

Tuy bệnh thủy đậu khá lành tính nhưng ở một số trường hợp, căn bệnh này có thể gây nên các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi thủy đậu bước vào giai đoạn toàn phát, người bệnh hoặc cha mẹ nên quan sát con mình và đưa đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau:

- Xuất huyết ở các mụn nước và gây nên tình trạng thủy đậu xuất huyết. Đây là một trong những tình trạng được đánh giá là nghiêm trọng.

- Trẻ ngứa ngáy và gãi nhiều làm tróc da, chảy dịch trong các mụn nước ra ngoài da. Lúc này sẽ có nguy cơ bội nhiễm, mụn nước sưng to và ngứa ngáy ngày càng nhiều hơn.

- Người bệnh sốt cao, ho nhiều và hô hấp khó khăn. Đây có thể là biến chứng viêm phổi, biến chứng này thường hiếm nhưng khi đã mắc phải thường rất nặng.

- Ngoài ra, nên quan sát người bệnh hoặc trẻ mắc thủy đậu có biểu hiện co giật, vật vã, lừ đừ và thậm chí là hôn mê. Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức vì đây có thể là biến chứng viêm não vô cùng nguy hiểm.

Nên tuyệt đối tuân thủ theo điều trị hoặc hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian khiến nhiễm trùng nặng hơn.

Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/chicken-pox-pictures-4020407


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm