Từ những vụ “bắt vợ”: Bài 1 - Tục lệ nhân văn bị lợi dụng

14/02/2022 10:17
Hình ảnh từ clip “bắt vợ” gây xôn xao ở Lào Cai trong những ngày đầu năm mới

Hình ảnh từ clip “bắt vợ” gây xôn xao ở Lào Cai trong những ngày đầu năm mới

Những ngày qua, dư luận hết sức bất bình trước 2 vụ việc “bắt vợ” xảy ra tại tỉnh Hà Giang và Lào Cai. Nhiều chuyên gia cho rằng, phong tục kéo vợ, kéu dâu nhân văn của đồng bào dân tộc Mông đang bị một số đối tượng lợi dụng.

Tục lệ nhân văn

2 vụ việc "bắt vợ" trên xảy ra tại huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) và thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Trao đổi về vấn đề này, TS Dân tộc học Trần Hữu Sơn (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - người có gần 50 năm gắn bó cùng đồng bào các dân tộc ở vùng núi phía Bắc) cho rằng, "kéo vợ" là phong tục tích cực nhằm chống lại việc thách cưới cao. Người con gái cũng chủ động tham gia kéo vợ. Đôi nam nữ yêu nhau mới kéo. Tuy nhiên gần đây ở một số nơi, một số người lợi dụng để "cướp" chứ không còn "kéo" nữa. TS Trần Hữu Sơn cho rằng, 2 trường hợp "cướp vợ" gần đây đã vi phạm pháp luật và phá vỡ nguyên tắc của cộng đồng.

Cùng quan điểm trên, nhà văn Mã A Lềnh-người Mông ở Lào Cai cho rằng: Kéo vợ, bắt vợ là phong tục đầy tính nhân văn. Nhà văn Mã A Lềnh, đồng thời là một người nghiên cứu văn hóa người Mông cho biết, ông cũng quan tâm tới các video clip "bắt vợ" gây xôn xao trong dư luận xã hội những ngày qua. Theo nhà văn Mã A Lềnh, trong tục cưới của người Mông có các nghi thức như: Kéo dâu, bắt dâu, cướp dâu… Trong đó các tục lệ kéo dâu, bắt dâu theo truyền thống đều có sự thỏa thuận giữa hai bên trai gái. Cướp dâu là hiện tượng dùng bạo lực để bắt con gái người ta về làm vợ một cách trắng trợn.

Trước những vụ “bắt vợ” (bài 1): Tục lệ nhân văn bị lợi dụng - Ảnh 1.

Nhà văn Mã A Lềnh

Tuy nhiên, cũng theo nhà văn Mã A Lềnh: "Trong trường hợp người con gái đã bị kéo vào nhà nhưng nếu nhất quyết từ chối, thì cô ấy sẽ bằng mọi cách phá đám, vì bên cô còn có bạn bè, cha mẹ, anh em, và đoàn thể phụ nữ, đoàn thanh niên, hay công an".

Nhà văn Mã A Lềnh cũng cho rằng: Kéo dâu là một phong tục đẹp, độc đáo và đầy tính nhân văn của người Mông đã tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng bao đời nay mà thế hệ sau nên biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Không nên vì vài trường hợp biến dạng của tập tục mà vội chê bai. Những hành động có tính bạo lực đều phải xử lý nghiêm dựa trên cơ sở luật pháp, hương ước, quy định...

Tuyên truyền để giữ gìn nét đẹp của phong tục

Ông Vương Duy Bảo - cháu nội Vua Mèo, nguyên Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - cũng khẳng định, dân tộc Mông không có tục nào là tục "bắt vợ", mà chỉ có tục "kéo dâu", mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp.

Trước những vụ “bắt vợ” (bài 1): Tục lệ nhân văn bị lợi dụng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo phân tích của ông Bảo, với dân tộc Kinh, khi một đôi nam nữ muốn trở thành vợ chồng sẽ cần các thủ tục như ăn hỏi, dạm ngõ, ra mắt, kết hôn... thì dân tộc Mông cũng có những thủ tục gần giống như vậy. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình không thực hiện được đủ các bước trên nên người dân nghĩ ra tục "kéo dâu" để rút ngắn các thủ tục, tiết kiệm chi phí và tục này được xã hội người Mông đồng tình, công nhận. Điều kiện tiên quyết của phong tục này là đôi nam nữ phải yêu nhau, mong muốn trở thành vợ chồng.

Lý giải về sự biến tướng khiến phong tục đẹp biến thành hủ tục, thậm chí là vi phạm pháp luật, ông Vương Duy Bảo cho rằng, nam thanh niên trong vụ việc gần đây có thể không hiểu về phong tục tập quán hoặc có thể hiểu nhưng cố tình làm sai, biến tướng.

"Thời gian qua, nhiều người cố tình hiểu sai về tục "kéo dâu", lợi dụng phong tục tốt đẹp này để làm bậy, vi phạm pháp luật. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần khẩn trương tuyên truyền, đính chính về bản chất tốt đẹp của tục "kéo dâu" và phải có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những người lợi dụng phong tục tập quán, cố tình làm sai vì mục đích cá nhân", ông Bảo nói.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.