Vấn đề giới trong công việc chăm sóc không được trả công ở vùng dân tộc thiểu số

24/08/2021 13:03
Ảnh: UN Women Việt Nam/Aiden Dockery

Ảnh: UN Women Việt Nam/Aiden Dockery

Gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình DTTS đang đặt nhiều hơn vào phụ nữ và trẻ em gái.

Phụ nữ DTTS chịu trách nhiệm chính về công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình và trong cộng đồng DTTS. Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng ở vùng DTTS kém phát triển (ví dụ điện, nước sạch cho sinh hoạt, đường giao thông, chợ, trường học, trạm y tế, v.v thiếu thốn hoặc xa nơi ở); và thiếu thốn các trang thiết bị hỗ trợ công việc nội trợ, chăm sóc trong hộ gia đình (như thiếu các dịch vụ có chất lượng trông trẻ, chăm sóc người già, người ốm; thiếu các thiết bị hỗ trợ nội trợ trong hộ gia đình, thì gánh nặng công việc nội trợ, chăm sóc của phụ nữ DTTS càng nặng nề hơn. 

Có 74% phụ nữ DTTS và 5% trẻ em gái DTTS thường xuyên đảm nhận công việc đi lấy nước sinh hoạt trong hộ gia đình, so với tỷ lệ tương ứng của cả nước và 65% và 2%. Có 20% hộ gia đình DTTS mất hơn 30 phút đi lấy nước sinh hoạt, so với tỷ lệ tương ứng của cả nước là gần 4%. Đối với các DTTS theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kinh tế tạo thu nhập, đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm chính trong công việc nội trợ, chăm sóc của hộ gia đình.

Nhận thức của phụ nữ DTTS và cộng đồng người DTTS bị ảnh hưởng nặng nề của định kiến và khuôn mẫu giới về phân công công việc trong gia đình, áp đặt công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, người già, người ốm trong gia đình là trách nhiệm, nghĩa vụ của phụ nữ.

Còn thiếu cơ sở dữ liệu cập nhật về công việc chăm sóc không được trả công của phụ nữ và nam giới DTTS. Năm 2019, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê đã đưa nội dung về công việc chăm sóc không được trả công vào cuộc Điều tra Lao động - Việc làm hàng năm. Đây là cơ sở dữ liệu cập nhật và tin cậy để phục vụ cho phân tích giới và đề xuất các khuyến nghị chính sách trong lĩnh vực; đáng tiếc là cuộc điều tra này không có thông tin về các DTTS.

Nguồn: "Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

(còn nữa)


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.