Vật thể lạ phát nổ tại sân vận động, 4 học sinh trọng thương

20/11/2017 - 17:05
Vật thể lạ phát nổ tại sân vận động, 4 học sinh trọng thương; Lớp học 4 thầy trò ở rẻo cao; Nữ thiếu niên cầm mũ bảo hiểm đập tới tấp vào đầu bạn ngay giữa đường..., là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin đô thị ngày 20-11.

Thái Nguyên:

Theo thông tin ban đầu, vào chiều 18/11, trong lúc vui chơi tại sân vận động huyện Đại Từ, 4 em học sinh THCS gồm Nguyễn Minh Ngọc (học sinh lớp 5 trường THCS Kim Đồng); Trần Đức Tiến (học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Tất Thành); Trịnh Hữu Quang Tùng (học sinh lớp 6 trường THCS Hùng Sơn) và Nguyễn Văn Hà (học sinh lớp 5, Trường THCS Kim Đồng) đã phát hiện một vật lạ to bằng nắm tay nằm dưới lỗ chôn cột cầu môn.

notaisanvandong2-1511154512708.jpg
Vật thể lạ nằm ở hố chôn cột cầu môn phát nổ khiến 4 em học sinh bị thương nặng.

 
Tò mò, một em học sinh dùng mẩu gỗ ném vào, bỗng vật thể lạ bất ngờ phát nổ, gây thương tích cho cả 4 em. Trong đó có 3 em nặng hơn bởi với các vết thương trên mặt, chân, tay… đã phải nhập viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khẩn cấp.

notaisanvandong1-1511154512706.jpg
4 em học sinh bị thương nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

 
Học sinh Trịnh Hữu Quang Tùng kể lại, vào chiều ngày 18/11, trong lúc các em đang chơi trong sân vận động thì nhìn thấy có một quả gì đó to bằng nắm tay nằm dưới lỗ cột cọc cầu môn, nhìn lạ mắt nên em Hà đã dùng mẩu gỗ ném vào khiến vật thể lạ bất ngờ nó phát nổ làm cả 4 em bị thương.

Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên điều tra làm rõ. (Nguồn: dantri.com.vn)

Lớp học 4 thầy trò ở rẻo cao

1-1511081321_680x0.jpg

 Huổi Lụ 2 là điểm trường xa nhất của Trường Tiểu học bán trú Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên). Cả xã có 11 điểm trường thì Huổi Lụ 2 cách trung tâm 22 km, đường sá đi lại khó khăn, chỉ có thể men theo đường mòn bên núi, bơi, lội qua suối. Các thầy cô thường luân phiên lên cắm bản, ăn ở và sinh hoạt như người dân bản địa để gieo chữ.

1.jpg

Điểm trường Huổi Lụ 2 chỉ có một học sinh lớp 1 và hai học sinh lớp 2. Học sinh từ lớp 3 sẽ chuyển xuống trường trung tâm học. Trong lớp có 2 chiếc bảng, 1 chiếc dành cho lớp 1 và 1 chiếc dành cho lớp 2. Nhiều khi, để học sinh không bị phân tâm, thầy phải cho ngồi cùng hướng, trong khi chỉ dạy cho học sinh lớp 2 thì em lớp 1 phải tự học.

3.jpg

 “Điểm trường hẻo lánh cách xa bản, nằm bên kia suối, ngày thường các em tự đi bộ đến trường. Những ngày mưa to, hoặc mưa lũ, các thầy phải chèo bè qua sông đón học sinh đến lớp rồi lại đưa về”, thầy Bùi Văn Thuận (37 tuổi, quê Thanh Hóa) có hơn 10 năm giảng dạy tại Pá Mỳ cho biết.

5.jpg

Học sinh 100% là người dân tộc, nói tiếng Kinh bập bẹ, việc tập trung cho trẻ rất khó. Khi giảng dạy, thầy cần rất kiên trì, sử dụng ngôn ngữ chân tay.


4.jpg

 Những buổi học vã mồ hôi của thầy và trò. Thầy Thuận chia sẻ, hơn 10 năm cắm bản, có nhiều lúc khó khăn khiến nản lòng, nhưng nhìn đám học trò hồn nhiên lại không dứt được, cứ vậy thành quen.

6.jpg

Tẩn Duần Yên (lớp 2), Tràn Thị Hương (lớp 2), Tẩn Mùi Khé (lớp 1) từ trái sang. Những học sinh này là động lực níu giữ chân thầy giáo ở nơi heo hút gió của vùng cao Tây Bắc. (Nguồn: vnexpress.net)

Sài Gòn  ngổn ngang sau đêm chịu “cuồng phong”  do ảnh hưởng bão số 14

bao-so-14-sai-gon-ngon-ngang-sau-dem-chiu-cuong-phong-4.jpg

Dù bão số 14 không vào đất liền tuy nhiên TP.HCM vẫn chịu ảnh hưởng từ hoàn lưu bão gây mưa, gió mạnh khiến nhiều cây xanh ngã, đổ; các biển quảng cáo bị gió quật tả tơi.

bao-so-14-sai-gon-ngon-ngang-sau-dem-chiu-cuong-phong-3.jpg

Theo báo cáo của Ban chỉ huy thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, chiều tối qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra mưa giông, lốc xoáy.

bao-so-14-sai-gon-ngon-ngang-sau-dem-chiu-cuong-phong-2-1.jpg

Tính đến 11h trưa nay, thống kê thiệt hại ban đầu cho thấy, cơn cuồng phong kèm mưa cực lớn làm tốc mái 78 căn nhà, 88 phòng trọ; ngã đổ 7 trụ điện và 134 cây xanh. (Nguồn: vietnamnet.vn)

bao-so-14-sai-gon-ngon-ngang-sau-dem-chiu-cuong-phong-2.jpg


Nữ thiếu niên cầm mũ bảo hiểm đập tới tấp vào đầu bạn ngay giữa đường

Ngày 19/11, mạng xã hội xuất hiện đoạn video clip ghi lại cảnh một thiếu niên mặc áo thun trắng, tóc dài khoảng 14 - 16 tuổi cầm mũ bảo hiểm đập tới tấp vào đầu em gái mặc áo xanh, quần thể dục đang ôm đầu ngồi gục dưới đường.

Cách đó chưa đầy 2 mét, một em học sinh khác, cắt tóc ngắn mặc áo đen cũng đang bị một bạn nam khống chế, ép sắt xuống đường rồi dùng mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu.

ava_dmsr.jpgẢnh cắt từ clip.

Theo nội dung đoạn clip dài chưa tới 1 phút, hai em bị đánh chỉ biết ngồi im tại chỗ, cúi gằm mặt xuống đường rồi lấy tay ôm đầu “chịu trận”. Em thiếu niên mặc áo trắng tỏ vẻ tức giận, các bạn xung quanh vừa quăng mũ bảo hiểm ra em liền chụp lấy rồi đập liên tiếp vào đầu bạn áo xanh. Vừa đập mũ bảo hiểm vào đầu bạn, thiếu niên áo trắng liên tiếp chửi tục những câu khó nghe, tới khi mũ bảo hiểm vỡ rồi mới ngưng tay.

Đáng nói là xung quanh còn có nhiều em học sinh nam, nữ khác nhưng không ai tới can ngăn mà chỉ đứng nhìn. Còn hai em bị đánh chỉ biết ôm đầu ngồi tại chỗ.

Người đăng tải clip cho biết sự việc trên xảy ra vào ngày 19.11 tại đường Cao Lỗ, Q.8, TP.HCM.

Trao đổi cùng Thanh Niên, thầy Dương Văn Dân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Q.8, cho biết hôm nay các trường tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và khu vực này chỉ có các trường Đại học với Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ. Các em không mặc đồng phục nên hiện chưa thể xác minh được là học sinh của trường nào. 

"Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận thông tin từ Báo Thanh Niên, tôi sẽ cho xác minh ngay lập tức. Nếu đây là học sinh của các trường thuộc quận 8 tôi sẽ nghiêm khắc xử lý, phê bình, rút kinh nghiệm và giáo dục lại các em", thầy Dân khẳng định. (Nguồn: thanhnien.vn)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm