Vị trí nguy hiểm với bình cứu hỏa mini

22/01/2016 - 17:01
Nếu không muốn bình phát nổ hoặc gây các tai nạn khác, bạn hãy tránh các vị trí gầm ghế, hốc cửa, mặt táp lô.

Trên các diễn đàn ô tô, nhiều chuyên gia khuyên tài xế tránh tránh đặt bình cứu hỏa mini ở các vị trí: Dưới gầm ghế người lái (dễ cản trở chân ga, chân thắng), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cơ nổ khi có va chạm bên hông), mặt taplô, phía dưới kính sau của xe.

Vị trí gắn bình cứu hỏa phổ biến trên xe hơi ở một số quốc gia là phía dưới ghế phụ phía trước.

Theo nguyên tắc, bình chữa cháy được đặt nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra. Tại một số quốc gia, trong đó có Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (U.A.E.) việc trang bị bình chữa cháy trên tất cả các xe ôtô được đăng ký là bắt buộc. Vị trí  đặt bình ở phía dưới ghế ngồi bên phụ được đánh giá là tiện dụng nhất.

Vị trí sàn xe phía trước bên phụ cũng dễ dàng gắn thêm bộ giá đỡ bình chữa cháy, nơi mà có thể cả tài xế hoặc người ngồi ghế phụ nhanh chóng tháo bình khi xảy ra sự cố.

Trang bị giá đỡ và gắn bên cửa tài xế cũng là vị trí khá thuận tiện cho người điều khiển. 

Gắn bình chữa cháy ở vị trí cột chữ A khá phổ biến trên những chiếc xe độ tại Mỹ. Với những chiếc xe độ hệ thống tăng áp, hệ thống nạp, xả... nguy cơ sự cố khi làm việc với công suất lớn dễ xảy ra, vì vậy bình chữa cháy được gắn bổ sung. Gắn tại vị trí chữ A, ngoài việc tài xế dễ dàng xử lý tình huống, còn là một hình thức "cảnh báo" về những chiếc xe đã được thay đổi sức mạnh.

Vị trí ngay sau ghế tài xế là vị trí khá quen thuộc ở Việt Nam, theo quy định gắn bình chữa cháy trên xe thương mại đã được áp dụng từ trước. 

Vị trí dưới hàng ghế ngồi phía sau cho phép để được bình có kích thước lớn hơn.

Một số nhà sản xuất khuyến cáo, loại bình trang bị trên xe hơi nên là hóa chất khô, loại phù hợp với những đám cháy điện hoặc nhiên liệu liên quan đến ôtô.

Bình chữa cháy an toàn khi nhiệt độ dưới 55oC. Khi trời nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 70oC làm áp suất trong bình thay đổi. Bình có thể nổ nếu không có van an toàn hoặc van dỏm. Hầu hết bình chữa cháy loại 1 lít từ Trung Quốc không có van này.

Bình chữa cháy cho ô tô dưới chín chỗ là loại nhỏ, có bình thời gian xịt chưa đến một phút. Trong nhiều tình huống bình mini không dập được các đám cháy từ khoang động cơ hoặc từ bình chứa nhiên liệu. Cách tốt nhất trong tình huống này là nhanh chóng rời khỏi xe và báo đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp.

Bình chữa cháy dạng CO2 có thể gây bỏng và rất nguy hiểm vì khí CO2 được nén có nhiệt độ -79oC nên khi dùng phải cầm đúng theo hướng dẫn (ghi trên bình), tránh để bọt tuyết xịt vào cơ thể. 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm