Xây dựng 150 nhà vệ sinh cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

B.N
15/11/2022 22:30

Từ tháng 11/2022 đến hết tháng 12/2023, chương trình "Nhà vệ sinh cho em" sẽ trao tặng, xây dựng 150 công trình Nhà vệ sinh cho em tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí trị giá 7,5 tỷ đồng.

Chiều 15/11/2022, tại Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương và Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp triển khai chương trình "Nhà vệ sinh cho em".

Chương trình "Nhà vệ sinh cho em" do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam triển khai nhằm tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong công tác chăm lo, hỗ trợ thiếu nhi, lan tỏa các giá trị nhân ái trong cộng đồng xã hội, chung tay, góp sức để trang bị các điều kiện, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh tại các địa bàn khó khăn.

Chương trình phối hợp là nội dung quan trọng, nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình "Điều ước cho em" giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Đề án "Phát triển tri thức Việt số hoá"; góp phần cùng ngành giáo dục và đào tạo thực hiện chỉ tiêu "100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh" theo Quyết định số 1660 ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025. Đồng thời, là hoạt động của Hiệp hội Nhà Vệ sinh Việt Nam nhằm hưởng ứng ngày Nhà Vệ sinh thế giới 19/11.

Từ tháng 11/2022 đến hết tháng 12/2023, chương trình sẽ trao tặng, xây dựng 150 công trình Nhà vệ sinh cho em tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí trị giá 7,5 tỷ đồng. Công trình "Nhà vệ sinh cho em" đóng vai trò tích cực trong việc bảo đảm sức khỏe học sinh, góp phần tạo nên môi trường an toàn, lành mạnh để các em học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện.

Xây dựng 150 nhà vệ sinh cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Mẫu nhà vệ sinh sẽ được lắp đặt tại vùng sâu, vùng xa.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay cả nước có 188.000 nhà vệ sinh học sinh ở các cấp học, trong đó có 67% nhà vệ sinh kiên cố, 33% còn lại cần có sự đầu tư, hỗ trợ để nâng cấp, xây mới. Công trình nhà vệ sinh trong các trường học có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường thân thiện để học sinh yên tâm học tập, cùng với đó góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức, thái độ của học sinh về bảo vệ môi trường, nước sạch và vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; các trường học còn đang rất thiếu những nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.