Nhiều phụ nữ thích sử dụng nước chanh mỗi ngày vì hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước chanh, sẽ có một số tác dụng phụ nghiêm trọng đang chờ bạn, như hỏng men răng, nhiệt miệng nặng, bệnh dạ dày, gây buồn nôn, gây thừa sắt trong máu...
Hỏng men răng: Nghiên cứu cho thấy uống nước chanh có thể làm hỏng men răng do chanh có tính axit cao. Khi uống vào, axit này sẽ kích thích nướu răng và làm mềm men răng, làm tăng nguy cơ xói mòn răng vì lớp men răng của bạn khá mỏng và có thể bị bào mòn dần.Nhiệt miệng nặng hơn: Axit xitric trong chanh có thể làm cho các vết loét của bạn tệ hơn và thậm chí gây ra nhiều hơn nữa. Do đó, bạn không dùng chanh hoặc bất kỳ trái cây họ cam quýt nào nếu bạn bị nhiệt miệng cho đến khi vết loét được chữa lành hoàn toàn.
Bệnh dạ dày: Làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng và loét dạ dày. Theo nghiên cứu, chanh có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng bằng cách kích hoạt pepsin, một loại enzyme trong dạ dày phân hủy protein. Sự trào ngược của các loại nước tiêu hóa trong dạ dày có thể kích hoạt các phân tử pepsin trong thực quản và cổ họng - dẫn đến chứng ợ nóng.
Có thể gây ra chứng buồn nôn và nôn mửa: Nước cốt chanh chứa đầy vitamin C, tuy nhiên quá nhiều vitamin C có thể gây buồn nôn, thậm chí nôn mửa. Uống nhiều nước chanh có thể dẫn đến quá liều vitamin C. Mặc dù điều này không gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào, nhưng cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng vitamin C dư thừa bằng cách gây nôn mửa.
Thường xuyên đi tiểu: Nước chanh, đặc biệt là nước chanh ấm có thể tác dụng như một thuốc lợi tiểu. Nó có thể làm tăng lượng nước tiểu. Trong quá trình này, nó cũng có thể tuôn ra lượng chất điện giải và natri dư thừa thông qua nước tiểu, đôi khi, nó có thể tuôn ra quá nhiều và làm mất nước.
Dẫn đến lượng sắt dư thừa trong máu: Chúng ta biết rằng vitamin C khuyến khích sự hấp thu sắt trong cơ thể. Nhưng nếu quá nhiều C có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ sắt trong máu. Quá nhiều chất sắt trong cơ thể có thể nguy hiểm. Sắt dư thừa trong máu cũng có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng.
Đau nửa đầu: Mặc dù có ít nghiên cứu nhưng một số chuyên gia tin rằng cây họ cam quýt có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Trong thực tế, Viện Công nghệ sinh học Delaware khuyến cáo tránh nước chanh cho bệnh nhân bị đau nửa đầu.
Cháy nắng: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi ra ngoài nắng mà uống nước chanh, trên da có thể gây ra mụn nước và các đốm đen. Còn được gọi là viêm phytophotodermatitis, đó là một hình thức tồi tệ hơn của cháy nắng. Thủ phạm là các hóa chất trong nước chanh, được gọi là psoralens, tương tác với ánh sáng mặt trời và gây "cháy" da.
Bạn đang đọc bài viết 8 tác dụng phụ nghiêm trọng khi phụ nữ lạm dụng nước chanh tại chuyên mục An toàn thực phẩm của phunuvietnam.vn. Bạn có thể Cùng làm báo với chúng tôi bằng cách gửi tin, bài, ảnh, video hoặc ý kiến chia sẻ, phản hồi về
Chiều 19/2, 22 học sinh lớp 2 tại Trường Tiểu học Long Bình Tân (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) nhập viện Đại học Y Dược Shingmark cấp cứu trong tình trạng nôn ói liên tục, đau bụng quặn từng cơn.
Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng gần 15 giờ chiều 19/2, có 22 sinh lớp 2, Trường Tiểu học Long Bình Tân (thành phố Biên Hòa) nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói liên tục, đau bụng quặn từng cơn.
Vào 13h30 ngày 19/2, tại khu vực mốc 1363(2) - 500m thuộc thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), Tổ tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng Bắc Sơn phát hiện một đối tượng nam đang điều khiển 2 mảng xốp trên sông có dấu hiệu nghi vấn nên ra tín hiệu yêu cầu kiểm tra.
Dù các cơ quan liên tục tăng cường kiểm tra, siết chặt quản lý công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn tràn lan khắp mọi đền, chùa, khu di tích, địa điểm vui chơi trong mùa lễ hội 2019.
Sau bữa cơm chay, 24 công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Thêu Vĩnh Dương đóng trên địa bàn quận Tân Phú (TPHCM) có những dấu hiệu nghi ngộ độc thực phẩm và được đưa vào Bệnh viện quận Tân Phú cấp cứu.
* Xin vui lòng viết tiếng Việt có dấu!