Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán

Minh Anh
22/03/2024 - 19:57
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán

VN-Index cán mốc 2.180 điểm, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường. Ảnh minh họa

VN-Index chốt tuần với 2.181,8 điểm, ngưỡng cao kỷ lục 18 tháng qua. Thị trường khép lại tuần biến động, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" thành công.

"Bắt đáy" từ phiên lao dốc đầu tuần, chị Nguyễn Thị Nga (44 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ lãi đậm vài chục triệu khi cổ phiếu mình nắm giữ tăng đỉnh phiên hôm nay.

Chị chia sẻ "Tôi chủ yếu đầu tư 'lướt sóng', thấy cổ phiếu giảm mạnh vào phiên đầu tuần VN-Index lao dốc tới hơn 20 điểm, tôi quyết định gom hơn 20.000 cổ phiếu. Đến hôm nay thì bất ngờ cổ phiếu tôi mua tăng vọt, tính ra lãi gần 50 triệu đồng. Ngay lập tức, tôi đã giải ngân toàn bộ để thu lời về. Vì tôi vẫn chưa chắc chắn đà tăng của thị trường, phiên hôm nay diễn biến có phần cũng không ổn định".

Thị trường trải qua tuần giao dịch nhiều biến động, để lại cảm xúc lẫn lộn cho giới đầu tư khi phiên "rơi tự do" vào đầu tuần sau đó tăng mạnh trở lại vào các phiên giữa và cuối tuần. Diễn biến này giúp nhiều nhà đầu tư "lướt sóng" thành công.

VN-Index chốt tuần với 2.181,8 điểm, tăng 18,02 điểm, tương đương với 1,43% sau một tuần giao dịch. Số điểm này giúp VN-Index quay lại vùng đỉnh cũ hồi tháng 8/2022.

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán- Ảnh 1.

Thị trường phân hóa rõ rệt giữa các cổ phiếu với "sắc xanh" chiếm ưu thế

Thanh khoản thị trường cũng là một điểm đáng chú ý khi đạt tới 38.000 tỷ đồng. Trong đó, tính riêng sàn HOSE, dòng tiền chảy vào là 34.734 tỷ đồng, tương đương với gần 1.378 triệu cổ phiếu, tăng hơn 18% so với mức thanh khoản trung bình 1 tháng qua. Trước đó, trong phiên sáng, thanh khoản thị trường đã lên tới gần 21.700 tỷ đồng.

Thị trường có sự phân hóa, diễn biến giằng co xuất hiện tại các nhóm ngành khi có 11/20 ngành tăng điểm. Nhóm điện, ngân hàng, vật liệu xây dựng có chỉ số tăng mạnh nhất, lần lượt là 3,68%, 0,95% và 0,94%.

GELEX được biết tới là một trong những tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu tại Việt Nam với các lĩnh vực chủ lực như thiết bị điện, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp.

Tiêu điểm của VN-Index đến từ trạng thái giao dịch sôi động của GEX (Tập đoàn GELEX, HOSE) tăng đứng với 6,4%, đạt thị giá 24.950 đồng/cp, mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 9 năm ngoái tới nay. Đồng thời, trở thành cổ phiếu dẫn đầu thị trường tăng.

Khối lượng giao dịch khớp lệnh cao kỷ lục trong lịch sử tại 72 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt gần 1.800 tỷ đồng.

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán- Ảnh 2.

GEX tăng lên mốc cao kỷ lục kể từ tháng 9/2023 đến nay (Nguồn: SSI iBoard)

Ngoài ra, khối ngoại cũng giao dịch tích cực với GEX khi mua ròng gần 7,8 triệu đơn vị, tương đương 193 tỷ đồng. Đây là khối lượng mua lớn nhất từ nhóm đầu tư nước ngoài kể từ khi GEX niêm yết tại sàn đến nay.

Với những con số trên, GEX trở thành cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất (từ cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài) thị trường chứng khoán phiên hôm nay.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "bay cao", trở thành nhóm ngành trụ cho chỉ số thị trường.

Điển hình với MBB (MBBank, HOSE) đứng vị trí thứ 3 cho đà tăng thị trường với mức tăng tích cực tới 1,21%.

Cổ phiếu nhóm BIG4 cũng tăng mạnh với VCB (Vietcombank, HOSE) tăng 1,26%, CTG (Vietinbank, HOSE) tăng 2,29%, BID (BIDV, HOSE) tăng 2,26%,... cùng với nhiều mã khác: EIB (Eximbank, HOSE), ACB (ACB, HOSE),...

Nhóm bất động sản và bán lẻ cũng lần lượt trỗi dậy đóng góp cho thị trường với MWG (Thế giới di động, HOSE), KBC (Bất động sản Kinh Bắc, HOSE),...

Nhóm cổ phiếu ảnh hưởng mạnh tới chỉ số

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán- Ảnh 3.

Nhóm ngân hàng tiếp tục tỏa sáng (Nguồn: SSI iBoard)

Ở chiều ngược lại, FPT (FPT, HOSE) bất ngờ quay đầu lao dốc sau 2 phiên tăng tích cực với 1,12% giảm, thị giá còn 114.900 đồng/cp, trở thành cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất sàn.

Bên cạnh đó, nhóm ngành nông – lâm – ngư là nhóm không mấy tích cực khi ghi nhận mức giảm gần 1%.

Một điều "không vui" nữa là khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp.

Tại HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị khoảng 164 tỷ đồng, trong đó VNM (Vinamilk, HOSE) chịu áp lực bán mạnh nhất với 219 tỷ đồng, HPG (Thép Hòa Phát) và VHM (Vinhomes, HOSE) lần lượt theo sau với 136 và 116 tỷ đồng.

Đà tăng VN-Index cuối tuần không quá ổn định, sự phân hóa khá rõ rệt giữa các cổ phiếu, điều này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn thận trọng khi thị trường tăng mạnh trở lại.

Các chuyên gia cho rằng, thị trường đang đi vào đà tăng ổn định khi có nhiều yếu tố từ các kênh đầu tư khác và nền kinh tế vĩ mô phục hồi, khiến thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn, có tiềm năng hơn, dòng tiền đổ vào thị trường tăng. Nhà đầu tư nên có chiến lược, kế hoạch cụ thể, tránh có tâm lý hoang mang và phân bổ rải rác "túi tiền" giữa các kênh đầu tư.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm