Cuối năm và đầu năm mới, nhiều gia đình mổ lợn và đánh tiết canh ăn để “lấy hên”. Tuy nhiên, may mắn đâu chưa thấy, chỉ thấy nhiều người mắc bệnh “nan y” với phi phí điều trị hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn để lại di chứng, thậm chí tử vong.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Một kết quả điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người do Bộ Y tế thực hiện cho thấy, khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.
Cũng theo kết quả điều tra, bệnh liên cầu lợn thường xảy ra vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch, bởi trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết. Nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn nên số ca mắc liên cầu lợn thường tăng lên. Một bệnh nhân bị liên cầu lợn do ăn tiết canh đang được điều trị tại BV
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra. Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu nhưng cũng rất khó phát hiện. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da.
Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng. Dù vậy, bệnh thường diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng/ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc có qua khỏi cũng để lại những biến chứng nặng nề. Theo đó, tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn là khoảng 7%, nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40%.
Hiện nhiều người dân cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch không mang mầm bệnh và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, theo ông Phu, bất kể kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Theo đó, tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.
Hơn nữa, hiện chưa vaccine có phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Do đó, người dân cần chú ý đề phòng, không nên chủ quan ăn thịt lợn sống, tái, đặc biệt là tiết canh.
Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần:
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc bài viết Phát bệnh do ăn tiết canh lấy “hên” tại chuyên mục Xã hội của phunuvietnam.vn. Bạn có thể Cùng làm báo với chúng tôi bằng cách gửi tin, bài, ảnh, video hoặc ý kiến chia sẻ, phản hồi về
Khi phát hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi, người chăn nuôi không nên bán tháo lợn để chạy dịch bệnh mà nên báo ngay cho cơ quan thú y cơ sở để có biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, tính từ đầu năm 2019 đến những ngày gần đây, toàn thành phố có 6.733 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước (1.931 ca).
Ôm thật chặt mẹ trước giờ phút lên đường, anh Trần Văn Quang (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết: “Tôi quyết tâm rèn luyện, trở thành người chiến sĩ ưu tú, không ngừng học tập nâng cao kiến thức để sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi sẽ trở về quê hương xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.
Anh sẽ tước quyền công dân của một nữ thanh niên từng gia nhập tổ chức Hồi giáo Nhà nước (IS) tự xưng ở Syria nhưng hiện muốn hồi hương sau khi vừa sinh con nhỏ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai sắp tới được tổ chức tại Hà Nội.
Sáng 20/2 tại Hà Nội, nhiều quận/huyện và các đơn vị chỉ huy quân sự đã tiến hành Lễ giao nhận quân năm 2019. Năm nay, Hà Nội được giao tuyển chọn và gọi hơn 3.500 thanh niên nhập ngũ. Trong giờ phút chuẩn bị khởi hành, nhiều bà mẹ đã không kìm được cảm xúc bật khóc khi chia tay con.
Sáng 20/2, Lễ tang đồng chí Nguyễn Phúc Thanh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, được tổ chức trọng thể theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
"Chương trình Việt Nam Digital 4.0" do TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Google tổ chức ngày 19/2 tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của gần 300 chị em là nữ chủ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, các startup, sinh viên năm cuối các trường đại học…
Hộ kinh doanh bản chất là doanh nghiệp siêu nhỏ và chiếm đến hơn 30% GDP. Tuy nhiên, hộ kinh doanh không được coi là doanh nghiệp thì đó chính là "điểm nghẽn" lớn của pháp luật.
* Xin vui lòng viết tiếng Việt có dấu!