Những hình ảnh thể hiện tình cảm của Bác dành cho phụ nữ Việt Nam

01/09/2019 - 09:17
Với những hình ảnh sinh động, cụ thể, phần trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một điểm nhấn của Triển lãm “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” đang diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, Hà Nội).
anh-0.jpg
Gian trưng bày của Bảo tàng TP.HCM. Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 

Triển lãm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam từ ngày 30/8 đến 3/9/2019 là hoạt động văn hóa có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc nhằm tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc thiêng liêng và tấm gương đạo đức của Người.

Phát biểu khai mạc tại triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sự kiện có sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác: Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương cùng một số đơn vị bảo tàng và một số trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, phần trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ với chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng bởi sự hấp dẫn, sinh động.

Thông qua các tư liệu, hình ảnh và hiện vật, phần trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ làm bật lên các nội dung: tình cảm thương yêu của Bác dành cho Phụ nữ Việt Nam và tấm lòng tôn kính của phụ nữ Việt Nam đối với Bác Hồ; những tấm gương tiêu biểu của của Phụ nữ Việt Nam trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sau 50 năm thực hiện Di chúc của Người.

Một số hình ảnh tại Triển lãm:

anh.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở Việt Bắc, tháng 2/1949.

 

anh-2-bc-h-pht-biu-ti-i-hi-ph-n-ton-quc-ln-th-1-vit-bc-thng-4-nm-1950.jpg
Bác Hồ phát biểu tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 1 ở Việt Bắc tháng 4/1950.
anh-7.jpg
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với Đại biểu Đại hội Đảng III, trong đó bà Nông Thị Trưng bế con gái nhỏ. Bà Nông Thị Trưng tên thật là Nông Thị Bảy, du kích tỉnh Cao Bằng, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc đặt tên là Nông Thị Trưng khi trực tiếp đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng.

 

anh-3.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chị em công nhân làm việc thêm ca ở Xí nghiệp sửa chữa ô tô 1/5 Hà Nội, ngày 19/12/1963.

 

anh-1.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Ráo, thành viên đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hà Nội ngày 28/2/1969.
anh-4.jpg
Sự tác động và lan tỏa xã hội từ đạo đức của Người đã hình thành những tập thể, cá nhân điển hình. Trong ảnh là mô hình “Ai dư đến cho, ai cần đến nhận” của Hội Phụ nữ xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Vào ngày 10 hàng tháng, chị em nghèo trong xã có nhu cầu sử dụng quần áo, thiết bị, vật dụng cũ đều có thể đến văn phòng Hội để lựa chọn hoặc được trực tiếp nhận tại nhà. Mô hình này đã đi vào đời sống một cách gần gũi, thiết thực.

 

anh-5.jpg
Khát vọng khởi nghiệp: Hợp tác xã Nhật Minh, thôn Nà Kẹm, Khuôn Hà, Lâm Bình, Tuyên Quang đã liên kết với 15 hộ gia đình trong 2 xã Thượng Lãm và Khuôn Hà, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.

 

anh-6.jpg
Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại Lễ ra quân “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại huyện Đình Lập, Lạng Sơn ngày 7/3/2018.
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm