Thấp tim, tính mạng trẻ dễ nguy hiểm

25/09/2017 - 07:09
Bệnh thấp tim thường xảy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da... trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh thấp tim thường gặp ở độ tuổi từ 5 đến 15. Bệnh thường bắt nguồn sau một đợt viêm họng, viêm amidam, viêm xoang hoặc viêm da do nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (streptococus typ A).
anh-thap-tim.jpg
Trẻ bị viêm họng hay amidan có thể bị biến chứng thấp tim (Ảnh minh họa)

Đặc biệt là sau nhiều đợt viêm cấp tái phát thì nguy cơ bị thấp tim càng cao. Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2-4 tuần nhiễm liên cầu. Dấu hiệu ban đầu của thấp tim là trẻ thường sốt từ 38 đến 40oC, có thể họng đỏ, vã mồ hôi, chảy máu cam, tiểu ít, mệt mỏi, kém ăn, sắc mặt nhợt nhạt.

Cũng có trường hợp triệu chứng chỉ thoáng qua không gây khó chịu gì đối với trẻ nhưng sau đó khoảng 1-5 tuần thì có biểu hiện đau ở khớp.

Khi bị bệnh thấp tim, trẻ có thể bị tổn thương cơ tim, màng trong và màng ngoài tim. Khi này, trẻ có biểu hiện như: Mệt mỏi, tức ngực, hồi hộp, khó thở, loạn nhịp tim hoặc có những tiếng bất thường ở tim. Tình trạng viêm tim nặng có thể dẫn đến suy tim cấp nếu không được cứu chữa kịp thời có thể tử vong nhanh hoặc để lại di chứng ở van tim nặng nề.

Cùng biểu hiện ở tim, trẻ mắc bệnh trên còn có biểu hiện ở khớp như: Đau, viêm, sưng nóng đỏ ở một số khớp; thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, mệt mỏi, nói khó…
pediatrician-and-baby.jpg
Hiện chưa có vacccine chống liên cầu khuẩn. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim nếu không được điều trị sớm, đúng phác đồ, sẽ gây ra những tổn thương van động mạch chủ và dẫn đến suy tim sau thời gian dài, gây tổn thương đến não, thận...

Dù bệnh thấp tim rất nguy hiểm nhưng là bệnh có thể phòng ngừa bằng thực hiện lối sống và sinh hoạt như: Giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên, sạch sẽ, giữ ấm cổ, ngực, mũi họng về mùa đông, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để điều trị triệt để.

Khi thấy trẻ ở lứa tuổi từ 5 đến 15 bị viêm họng nhiều lần có đau mỏi, sưng, nóng đỏ ở các khớp, mệt mỏi, tức ngực, khó thở hoặc hồi hộp, đau vùng tim hoặc có biểu hiện bất thường về tâm thần vận động, tay múa vờn không tự chủ thì cần phải cho trẻ đi khám để phát hiện và điều trị phòng bệnh thấp tim ngay.

Hiện chưa có vacccine chống liên cầu khuẩn. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh thấp tim. Nếu mắc bệnh, gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh dễ tái phát và nặng lên nhiều.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm