Tránh nhiễm khuẩn khi dùng máy ép trái cây, máy xay sinh tố

24/11/2016 - 15:01
Máy xay sinh tố và máy ép trái cây đang dần trở nên phổ biến và cần thiết trong mỗi gia đình. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu mà người mua chọn cho mình loại máy phù hợp.

Máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố có chức năng xay nhuyễn các loại hoa quả. Ngoài ra còn có thêm các chức năng khác như xay các loại hạt, xay thịt hoặc đánh trứng tùy vào từng loại máy xay. Máy xay sinh tố có giá khoảng từ 350.000 tới 3 triệu đồng.

Máy ép trái cây

Máy ép trái cây có chức năng mài và nghiền nhỏ, ép các loại trái cây, rau củ thành nước. Máy ép có 2 loại là máy ép ly tâm tốc độ nhanh và máy ép tốc độ chậm.

Nên mua máy ép trái cây hay máy xay sinh tố?
- Máy ép trái cây:
Ép được nhiều nước hơn máy xay sinh tố, một số model máy ép chậm còn có thể ép được đậu nành để làm sữa đậu nành. Máy ép trái cây thường có công suất lớn, động cơ hoạt động mạnh mẽ. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ không thích ăn rau quả, bạn có thể dùng máy ép, ép lấy nước cho các bé uống.

Lưu ý sử dụng
Nhiều loại hoa quả và rau củ thích hợp làm nước ép, tuy nhiên chuối và đào đôi khi không hẳn phù hợp vì chúng dễ bị mắc lại “gây rắc rối” cho máy. Những loại máy ép hoa quả có công suất lớn cho phép ép luôn cả hạt. Nhưng tốt nhất vẫn nên bỏ hạt cứng trước khi ép.

Khi ép nên cho trái cây vào từ từ, tránh đùn ép nhanh gây kẹt nguyên liệu và bã thải không kịp thoát ra bị giữ lại sẽ gây tình trạng nghẽn ép không ra nước hoặc ít nước. Tránh không ép các loại trái cây mềm nhão như xoài, mít, mãng cầu, chuối… Hãy nhìn vào miệng cối máy ép trái cây. Kích thước miệng cối sẽ cho biết kích cỡ trái cây hoặc rau củ bạn có thể ép lớn cỡ nào.

Sau khi sử dụng nên tháo rời từng bộ phận để vệ sinh được dễ dàng. Nếu phải dùng máy ép trái cây nhiều lần trong một ngày, bạn sẽ chỉ cần rửa máy sau lần cuối cùng sử dụng. Giữa các lần sử dụng khác, có thể rửa qua máy bằng nước sạch hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc các bộ phận lại và để trong tủ lạnh.

 

- Máy xay sinh tố: Nhiều tính năng hơn máy ép, có thể dùng để xay nhuyễn cháo cho em bé, bạn cũng có thể xay nhuyễn rau củ quả sau đó vắt lấy nước uống, nhưng hiệu quả cũng như chất lượng không cao bằng việc sử dụng máy ép trái cây. Máy xay có hai loại là máy xay cầm tay và máy sử dụng cối xay. Nếu nhà có trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì loại máy xay cầm tay sẽ tiện dụng hơn vì bạn có thể xay từng phần nhỏ, có thể mang theo bất cứ đâu và dùng được cho nhiều loại vật dụng như nồi, tô, chén,…

Lưu ý khi sử dụng

Máy xay cầm tay: bạn nên sử dụng máy xay cầm tay cho 1 mục đích, hoặc là xay đồ chín hoặc là xay đồ sống để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn cho bé. Khi xay bạn nên lưu ý ấn mỗi lần xay 10 giây rồi nhả ra rồi lại ấn tiếp, tránh nhấn nút quá lâu có thể làm hỏng máy.

Sau khi sử dụng nên tháo rời từng bộ phận máy để vệ sinh được dễ dàng. Ngâm các dụng cụ, trừ thân máy có gắn động cơ, vào nước nóng vài phút để các cặn bã thức ăn rã ra., sau đó dùng miếng rửa chén hoặc bọt biển lau sạch và rửa lại nằng nước lạnh. Trường hợp bã cặn thực phẩm khô dính lại khó làm sạch. Bạn nối lại các bộ phận vào thân máy, sau đó nhúm phần thân dính bã cặn thực phẩm vào một tô dung dịch nước ấm, nước rửa chén, khởi động máy ở tốc độ thấp để tẩy sạch các cặn bẩn cứng đầu. Có thể thay nước rửa chén bằng giấm trắng cũng giúp làm sạch dễ dàng.

Đối với thân máy xay cầm tay gắn động cơ, để làm sạch bạn nhúng một khăn mềm vào giấm trắng và chùi sạch các vết bẩn trên thân máy. Không rửa máy xay cầm tay trong máy rửa chén vì nó có thể làm lưỡi dao của máy xay kém sắc bén.

Máy xay sinh tố: Khi xay cần thêm nước hoặc sữa vào ly để tăng hiệu quả xay hay trộn đồng thời kéo dài tuổi thọ cho máy. Để tránh nguy hiểm khi máy đang hoạt động, không dùng tay hay các vật lạ để lấy thực phẩm hoặc lơ là khi lấy thực phẩm ra khỏi máy. Không nên xay quá 30 giây, nên để máy nghỉ khoảng vài phút sau đó sử dụng tiếp, đặc biệt là khi máy nóng.

Sau khi sử dụng máy xong, đổ nước vào ngâm và làm sạch máy ngay sau đó. Nếu để lâu, rau quả, trái cây, thực phẩm… sẽ bám chặt, vừa là môi trường tốt cho các vi khuẩn gây bệnh phát sinh, vừa khó khăn khi làm sạch sau này.

Đề đảm bảo sử dụng lâu dài, sau khi xay, ngâm và rửa sạch dao và phễu bằng bàn chải mềm. Không nên tráng nước quá nóng sau đó để cối trong tủ lạnh, vì với những vật liệu bằng nhựa giòn rất rễ bị nứt.

Địa chỉ tham khảo

TP.HCM:

  • 277B Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10.
  • 101 Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Q.7.

Đà Nẵng:

  • 403 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Minh, Q.Liên Chiểu.
  • 176-178 Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, Q.Thanh Khê.

Hà Nội:

  • 112 Tô Hiệu, Q.Hà Đông.
  • 233 Ngô Gia Tự, Q.Long Biên.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm